Trang nhất » Tin Tức » Bài viết - Trao đổi

Một số biện pháp phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai - 26/10/2015 07:57
Một số biện pháp phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay.

Một số biện pháp phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay.

Thực hiện các Nghị quyết TW về đổi mới Giáo dục và Đào tạo, trong những năm vừa qua các trường Đại học, Cao đẳng nói chung, đặc biệt là các trường SP đã hết sức chú trọng đến vấn đề chất lượng, coi đó là một trong những vấn đề then chốt trong quy trình đào tạo tay nghề cho sinh viên
Một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên.
Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã xác định rõ:  Con người là trung tâm  của chiến lược phát triển; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược; đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Đổi mới giáo dục  là tạo ra những con người làm chủ tương lai của bản thân và xã hội. Không những làm thỏa mãn yêu cầu của hiện tại, nó còn phải tiên lượng các đòi hỏi của đời  sống tương lai để đáp ứng. Vì thế mà đổi mới giáo dục  khó hơn các cuộc đổi mới khác và về bản chất nó là một trong những nội dung quan trọng nhất trong chiến lược hoạch định tương lai của đất nước. 
Đổi mới giáo dục theo định hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá nhất thiết đưa Giáo dục nước ta  hội nhập với Giáo dục khu vực và thế giới. Điều này đòi hỏi nhà trường nhất thiết phải đào tạo sinh viên đạt chuẩn nghề nghiệp của quốc gia, phát triển nhanh, bền vững  hướng  đến chuẩn giáo dục của khu vực và thế giới.
2. Một số biện pháp phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên sư phạm hiện nay.
Thứ nhất:  Cần xác định rõ các năng lực Sư phạm cần hình thành cho sinh viên.  Năng lực Sư phạm là công việc chuyên môn của nghề dạy học. Trong lĩnh vực giáo dục, Năng lực Sư phạm  là khoa học về công việc chuyên môn của nghề dạy học. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non, giáo viên Tiểu học, giáo viên  Trung học cơ sở, giáo viên  Trung học phổ thông đã đề cập đến 5 loại năng lực có liên quan đến năng lực Năng lực Sư phạm:- Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục;Năng lực dạy học; Năng lực giáo dục; Năng lực hoạt động chính trị, xã hội; Năng lực phát triển nghề nghiệp.
Như vậy, Năng lực Sư phạm có thể được hiểu là tổ hợp những kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết để thực hiện thành công các công việc chuyên môn của nghề dạy học theo những tiêu chuẩn, tiêu chí đặt ra đối với từng công việc đó. Năng lực sư phạm được phát triển trong suốt cả cuộc đời hoạt động nghề nghiệp của giáo viên; trong đó giai đoạn đào tạo ban đầu ở các trường sư phạm hoặc cơ sở giáo dục đào tạo giáo viên giữ vai trò nền tảng.
Thứ hai: Trường thực hành sư phạm phải là nơi sinh viên sư phạm rèn nghề.
- Đào tạo giáo viên là một trong những hoạt động đào tạo nghề giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục. Để đào tạo giáo viên có hiệu quả, ngoài cung cấp tri thức lý thuyết, việc cung cấp các kỹ năng dạy học và giáo dục thực tiễn là không thể thiếu. Và để rèn luyện các kỹ năng này, cần có một nơi cho sinh viên thể nghiệm, tập dượt, đó là trường thực hành.
Trường thực hành sư phạm tạo môi trường cho sinh viên rèn nghề, tiếp nhận những đổi mới của giáo dục đang diễn ra thường xuyên ở các cấp học, bậc học. Trong những năm qua, đào tạo nghiệp vụ cho sinh viên sư phạm đã được các trường sư phạm quan tâm nhiều hơn, như cho sinh viên rèn nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, tham gia các hoạt động thực hành thực tế, các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm cấp khoa, cấp trường. Thông qua những hoạt động đó, kỹ năng nghề của sinh viên được hình thành và nâng lên.
Tuy nhiên, nhận thức và những hoạt động thực tiễn để phát triển mô hình trường thực hành ở không ít địa phương vẫn còn hạn chế. Có địa phương, mô hình trường thực hành khá thành công, thu hút được sự quan tâm của cả người dạy lẫn người học. Nhưng cũng có trường cảm thấy lúng túng khi triển khai các hoạt động trong thực tế...
Do vậy, nếu xác định trường sư phạm là nơi đào tạo nghề cho sinh viên trở thành giáo viên ở các cấp học thì trường thực hành nghề sư phạm phải là nơi rèn nghề, thực hành nghề. Và đã là hoạt động rèn nghề thì phải xác lập quy trình đào tạo và các thao tác gắn với công tác nâng cao tay nghề. Mặt khác, đã là trường thực hành nghề thì đó phải là trường chuẩn để sinh viên học nghề: chuẩn về đội ngũ giáo viên, chuẩn về cơ sở vật chất và các điều kiện khác. Tuy nhiên, điều này cũng gặp khó khăn vì đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất do các địa phương quản lý và đầu tư. Vấn đề đặt ra là làm thế nào có cơ chế phối hợp để trường thực hành hoạt động có hiệu quả trong việc rèn nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên?
Những kỹ năng sư phạm của sinh viên không thể hình thành tự phát và không phải sinh ra đã có, mà cần phải được rèn luyện thường xuyên, lâu dài. Những kỹ năng tưởng chừng như đơn giản như viết, vẽ bảng, thuyết trình, kỹ năng sử dụng các dụng cụ và đồ dùng dạy học, không chỉ trông cậy vào năng khiếu người học. Muốn làm được thì phải học, phải thực hành. Cũng phải nói thêm rằng, trước khi đi thực tập, sinh viên chưa hiểu gì nhiều về thực tế cấp học nơi mà sau này mình phải tham gia giảng dạy. Do đó, nếu như có trường thực hành để sinh viên quan sát và học tập những kỹ năng nghề thường xuyên thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều.
Một thực tế cũng cần đòi hỏi đó là: Trường thực hành có chất lượng, phải có nhiều giáo viên dạy giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, học sinh có nề nếp học tập tốt. Đây không chỉ là hình mẫu lý tưởng cho sinh viên thực hành thường xuyên, kiến tập và thực tập, mà còn là điều kiện cho sinh viên tôi luyện tay nghề. Đây còn là những hình ảnh đầy tính thuyết phục, có khả năng giáo dục các phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên như lòng yêu nghề, yêu trẻ, tính nghiêm túc, cẩn thận, tính khoa học...
Có thể khẳng định rằng: Trường thực hành là phương tiện, công cụ góp phần tạo nên chất lượng dạy nghề cho sinh viên sư phạm, nơi đào tạo cho đội ngũ giảng viên dạy phương pháp nghiệp vụ sư phạm và giảng viên dạy khoa học cơ bản.
Thực tế, tất cả các trường đào tạo nghề đều có cơ sở thực hành thường xuyên. Các trường kỹ thuật thường có xưởng trường, vườn trường, trường y có bệnh viện... Vì thế, trường sư phạm có trường thực hành cho sinh viên là rất cần thiết. Đó là còn bởi trường sư phạm phải luôn gắn bó mật thiết với các trường phổ thông, mầm non. Nếu không, quá trình đào tạo ở trường sư phạm sẽ trở nên lạc hậu, xa rời với thực tế, sinh viên ra trường sẽ không đáp ứng được đòi hỏi thực tế đặt ra.
Thứ ba: Cần nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành sư phạm của sinh viên.
Thực trạng hiện nay cho thấy, tại không ít trường sư phạm, những giờ dạy phương pháp chủ yếu biến thành những giờ dạy lý thuyết hàn lâm, chưa có quy trình rèn nghề bài bản. Những tiết dạy có thực hành về quan sát đối tượng học sinh thì lại chủ yếu cho sinh viên tự nghiên cứu, chưa có sự hướng dẫn của thầy. Sau đó, thầy cũng không biết kết quả sinh viên nộp cho mình đã phải là kết quả thực không. Do vậy, để hình thành kỹ năng nghề cho sinh viên sư phạm, thiết nghĩ các trường sư phạm cần tổ chức, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành sư phạm cho học sinh sinh viên. Các trường chú ý xây dựng kế hoạch thực hành sư phạm, đảm bảo chương trình khung, chú trọng xây dựng kế hoạch rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho toàn khóa, từng năm học, từng học kì, từng tháng, từng tuần ngay từ đầu khóa đào tạo với yêu cầu cụ thể về trình độ, kĩ năng cơ bản, trọng tâm đối với giai đoạn cụ thể.
Bên cạnh đó, cần xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách về nghiệp vụ sư phạm cho cấp trường, cấp khoa để theo dõi, tổ chức, làm tham mưu cho lãnh đạo nhà trường về công tác rèn luyện nghiệp vụ trên phạm vi toàn trường và của từng khoa.
Để nâng cao chất lượng đào tạo, các trường sư phạm cũng cần xây dựng qui trình đánh giá kết quả rèn luyện nghiệp vụ một cách rõ ràng, công bằng, công khai và đưa kết quả thực hành sư phạm vào điểm trung bình chung học tập.
Trường sư phạm cũng cần có kế hoạch đề nghị với Sở giáo dục, các phòng GD hỗ trợ cơ sở vật chất cho các trường thực hành, bồi dưỡng đội ngũ nâng cao trình độ cho giáo viên trường thực hành, có chế độ, kinh phí bồi dưỡng phù hợp để động viên giáo viên hướng dẫn, chỉ đạo của trường thực hành. Mặt khác, cần thường xuyên tổ chức các hội nghị tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác đào tạo nghiệp vụ sư phạm của các trường thực hành.
Thứ tư: Cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường sư phạm với trường thực hành sư phạm.
- Trường sư phạm cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với các trường phổ thông, mầm non, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên xuống các trường thực hành, kiến tập, thường xuyên tiếp xúc với các công việc giáo viên ở trường phổ thông, mầm non và tiếp xúc với học sinh. Và hiệu quả đào tạo ở các trường sư phạm sẽ còn cao hơn nhiều nếu các trường sư phạm xây dựng được hệ thống các trường thực hành, 
- Các trường sư phạm có cơ hội mở rộng thêm thực tế ở các địa phương để bổ sung vào quá trình đào tạo về lý thuyết nghiệp vụ sư phạm, so sánh kết quả việc thực hiện các nội dung đã giảng dạy ở các trường khác nhau so với yêu cầu đã đề ra.
- Các trường thực hành sư phạm tự chấn chỉnh lại các hoạt động giảng dạy, sinh hoạt của mình theo đúng quy định; có thêm lực lượng sinh viên hỗ trợ các hoạt động phong trào của trường; có điều kiện tiếp cận nhanh và vận dụng các nghiên cứu sư phạm của các trường Sư phạm vào hoạt động giảng dạy; và cung cấp các thông tin hướng nghiệp cho học sinh phổ thông
Trường thực hành sư phạm cũng phải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với trường sư phạm tổ chức, hướng dẫn, nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động thực hành của giáo sinh.
Việc đánh giá kết quả thực tập phải do trường Sư phạm đảm nhận nhằm tránh tình trạng kết quả đánh giá thực tập của sinh viên luôn rất cao nhưng khi sinh viên tốt nghiệp, đưa về trường lại không dám nhận. Trường Sư phạm không khoán trắng mọi việc về chuyên môn cho giáo viên phổ thông, không gửi sinh viên thực tập một cách đại trà và chia đều như trước đây, phải khảo sát lại thực lực các trường phổ thông, và gửi sinh vịên theo đúng điểm mạnh và nhu cầu thực tế. Trường sư phạm cử giảng viên xuống trực tiếp dự giờ thực tập cùng giáo viên phổ thông đánh giá kết quả thực tập. 
Tóm lại, nếu xác định trường sư phạm là nơi đào tạo nghề cho sinh viên trở thành giáo viên ở các cấp học thì trường thực hành nghề sư phạm phải là nơi rèn nghề, thực hành nghề cho sinh viên sư phạm; là hoạt động rèn nghề thì phải xác lập quy trình đào tạo và các thao tác gắn với công tác nâng cao tay nghề; là trường thực hành nghề thì đó phải là trường chuẩn để sinh viên học nghề: chuẩn về đội ngũ giáo viên, chuẩn về cơ sở vật chất và các điều kiện khác.
Tuy nhiên, vai trò thực tế của các trường thực hành sư phạm hiện nay trong việc thực hiện chương trình các môn nghiệp vụ sư phạm, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên và thực tập sư phạm cho sinh viên vẫn còn nhiều vấn đề cần được trao đổi và phân tích thêm.        .
Nguyễn Thị Hiền:Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a







Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ý kiến bạn đọc
 

Bộ đếm

Đang truy cậpĐang truy cập : 1


Hôm nayHôm nay : 1568

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 44396

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4725634

Văn bản chỉ đạo các cấp

Văn bản học tập chính trị
Học chế tín chỉ
Danh sách giảng viên cơ hữu
DANH SÁCH THÍ SINH ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN SINH CAO ĐẲNG 2015
Thông báo tuyển sinh
Chuan dau ra cac nganh
Bo ngoai giao
vinades