Trang nhất » Tin Tức » Bài viết - Trao đổi

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ

Thứ tư - 17/02/2016 12:45
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Để xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh, các cấp uỷ đảng cần quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người. “Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi người có ích cho công việc chung của chúng ta”.


Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, ông cha ta đã ý thức rõ việc dùng người là quốc sách. Dùng đúng người giữ những trọng trách có tác dụng trực tiếp đến sự tồn vong của quốc gia, sự trường tồn và phát triển của đất nước. 
Trong Chiếu cầu hiền, Hoàng đế Quang Trung viết: "… Dân chúng trăm họ, ai có tài học thuật, mưu hay giúp ích cho đời, đều có phép được dâng thư bày tỏ công việc. ".
 
Phát huy truyền thống và phương sách "Dụng nhân như dùng mộc" của ông cha ta, từ khi ra đời, Đảng ta đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề cán bộ, công tác cán bộ, coi đó là nhân tố quyết định cho sự thành bại của cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã dày công đào tạo, huấn luyện xây dựng được một đội ngũ cán bộ trung thành với Tổ quốc và nhân dân, mẫn cán hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ qua từng thời kỳ lịch sử của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Người dạy: "Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng", "Đảng phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu". Tư tưởng của Người về công tác cán bộ và sử dụng cán bộ là những di sản vô giá.

Về tầm quan trọng của việc sử dụng, bố trí cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Phải cân nhắc cán bộ cho đúng và dùng cán bộ cho khéo". Người viết: "Khi cân nhắc cán bộ phải xem xét rõ người đó có gần gũi quần chúng, có được quần chúng tin cậy mến phục không", nghĩa là phải xem xét uy tín cán bộ trước quần chúng đến mức độ nào và phải xem người ấy xứng đáng với việc gì. "Nếu người có tài mà dùng không đúng tài của họ, cũng không được việc", "Nếu cân nhắc không cẩn thận không khỏi đem người chỉ nói mà không làm vào những địa vị lãnh đạo, như thế rất có hại". Người chỉ ra tác dụng của việc bố trí sử dụng đúng người, đúng việc. "Nếu biết tùy tài mà dùng người" thì sẽ thành công.

 
 
Là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, hơn ai hết Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rất rõ vị trí, vai trò của cán bộ. Người chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. “Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn.
Hồ Chí Minh, làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới, đây là nhiệm vụ rất vẻ vang nhưng cũng rất nặng nề, là một cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, phức tạp. Để hoàn thành nhiệm vụ đó đòi hỏi Đảng phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ có đủ đức, đủ tài, trong đó đức là quan trọng hàng đầu. Người chỉ rõ, đạo đức là “gốc”, nền tảng của người cách mạng. Người nhấn mạnh: “Cũng như sông thì phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
Đạo đức của người cán bộ cách mạng được thể hiện trước hết ở chỗ: Luôn đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết, trước hết, biết giải quyết đúng đắn giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của giai cấp, của dân tộc. Đạo đức cách mạng là sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, lãng phí, không hủ hoá, tham ô, không đặc quyền đặc lợi. “Đạo đức cách mạng là bất kì ở cương vị nào, bất kì làm công việc gì, đều không sợ khó, không sợ khổ, đều một lòng một dạ phục vụ lợi ích chung của giai cấp, của nhân dân, đều nhằm mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Theo Hồ Chí Minh, cán bộ phải có đức nhưng cũng phải có tài. Tài của người cán bộ thể hiện ở năng lực trí tuệ và năng lực tổ chức thực tiễn, trong đó đặc biệt là năng lực nắm bắt, tổ chức triển khai thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ.
Cùng với đức và tài, người cán bộ còn phải có phong cách công tác quần chúng, thường xuyên liên hệ mật thiết với nhân dân, biết lắng nghe ý kiến, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, khéo tổ chức và lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Người yêu cầu cán bộ càng phải: “giữ chặt mối liên hệ với dân chúng và luôn luôn lắng tai nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng thắng lợi..., cách xa dân chúng, không liên hệ chặt chẽ với dân chúng, cũng như đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại”.
Để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ dù ở cương vị nào cũng phải tích cực học tập, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt. Học tập càng khá, thì giải quyết các vấn đề càng dễ dàng, công việc càng trôi chảy. Để học tập tiến bộ, Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ phải “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học ở nhân dân là một khuyết điểm rất lớn”.
Để xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải làm tốt công tác cán bộ:
Một là, phải làm tốt công tác huấn luyện cán bộ
Hai là, phải hiểu và đánh giá đúng cán bộ
Ba là, phải khéo dùng cán bộ
Bốn là, phải “có gan cất nhắc cán bộ”
Năm là, phải thương yêu, chăm sóc bảo vệ cán bộ
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ là kết tinh truyền thống dùng người của ông cha ta trong lịch sử, là đỉnh cao của “nghệ thuật” hay “phương sách” dùng người - bí quyết thành công của sự nghiệp Cách mạng. Đó là tư tưởng vĩ đại đầy tính nhân văn và khoa học. Công tác cán bộ là việc làm hệ trọng và tinh tế, vì thế phải được suy tư và thực hiện trên cơ sở tôn trọng nhân cách con người và theo hướng khơi dậy, phát huy mặt tích cực, mặt thiện trong mỗi con người. Công tác cán bộ trong chế độ xã hội của chúng ta dựa trên và thể hiện lòng yêu thương và quí trọng cán bộ sâu sắc. Chính quan điểm đó làm nên giá trị và sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ thì trước hết cần phải tiếp thu giá trị nhân văn sâu sắc ấy.
Ngày nay, tư tưởng đó đã trở thành những bài học, những nguyên tắc trong công tác cán bộ của Đảng. Chúng ta hãy cùng nhau làm theo lời Người dạy được viết trong  Di chúc: “phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân”.
                                          Th.s : Phạm Thị Duyên ( TT Tổ LLCT)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cán bộ







Những tin cũ hơn
Ý kiến bạn đọc
 

Bộ đếm

Đang truy cậpĐang truy cập : 23

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 21


Hôm nayHôm nay : 2252

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 47065

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4728303

Văn bản chỉ đạo các cấp

Văn bản học tập chính trị
Học chế tín chỉ
Danh sách giảng viên cơ hữu
DANH SÁCH THÍ SINH ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN SINH CAO ĐẲNG 2015
Thông báo tuyển sinh
Chuan dau ra cac nganh
Bo ngoai giao
vinades