Trong cuộc đời của mỗi người thầy, ngày 20/11 hàng năm là ngày vui nhất, xúc động nhất, bởi đây là ngày cả xã hội đều hướng về người dạy học để tôn vinh và khẳng định thiên chức cao quý của nghề dạy chữ, dạy người. Nhân dịp này, những người đã và đang làm công tác giáo dục cùng nhau ôn lại truyền thống của ngành, của nhà trường để mỗi thầy cô giáo tự suy ngẫm, tự đánh giá những công việc mà mình đã làm được và chưa thực hiện được trong thời gian qua, từ đó có thái độ cầu thị, tự học, tự bồi dưỡng để làm tốt nhiệm vụ của mình trong thời gian tới. Với ý nghĩa đó, ngày 19/11/2014, tại Hội trường H, trường Cao đẳng Vĩnh Phúc đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm ngày nhà giỏo Việt Nam 20/11.
Tại buổi gặp mặt, hội ngộ đầy đủ các đồng nghiệp và tự hào hơn là được gặp các thầy cô từng công tác ở trường nay đã nghỉ hưu. Trên gương mặt của các thầy cô đã hằn sâu bao nhọc nhằn năm tháng, bao nỗi lo toan vất vả của đời thường nhưng chỉ có ánh mắt vẫn sáng lên một niềm tin, một tình yêu đối với sự nghiệp giáo dục của nhà trường.
Điệu múa truyền thống của các lưu sinh viên Lào Nhân ngày truyền thống của ngành, các thầy cô giáo, các em sinh viên đã mang đến cuộc hội ngộ những tiết mục văn nghệ rất ấn tượng, khiến cho mọi người tham dự buổi gặp mặt đều cảm thấy bồi hồi xúc động và tự hào.
Nhà hiền triết và thi hào của Ấn Độ- Tago viết: “
Giáo dục một người đàn ông thì được một con người, giáo dục một người đàn bà thì được một gia đình, giáo dục một người thầy giáo thì được một thế hệ”. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng ghi nhận công lao to lớn của người thầy và đó cũng chính là phần thưởng cao quý vào hàng sang trọng bậc nhất đối với nhà giáo Việt Nam
: Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng toả hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời.Nhận rõ vị trí, vai trò và trách nhiệm lớn lao của nhà giáo, Đảng - Nhà nước luôn luôn coi trọng và đánh giá rất cao nghề dạy học. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã xác định:
Cùng với khoa học, công nghệ, giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục.Trong giây phút hân hoan và đầy tự hào đó, thay mặt Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường đ/c Hoàng Văn Bình- P. Giám đốc sở GD & ĐT Vĩnh Phúc, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường đã trân trọng gửi đến các thế hệ thầy cô giáo những lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Tại đây, đ/c Hoàng Văn Bình không chỉ cùng các thầy cô bồi hồi xúc động khi ôn lại lịch sử ngày truyền thống của ngành, mà còn tự hào nhìn lại quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường trong những năm qua:
Cách đây 33 năm, theo nguyện vọng của các nhà giáo và của toàn dân, theo đề nghị của Bộ Giáo dục và Công đoàn Giáo dục Việt Nam, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra Quyết định số: 167/HĐBT, chính thức lấy ngày 20/11 là “Ngày Nhà giáo Việt Nam”. Ngay sau khi Quyết định trên ra đời, “Ngày Nhà giáo Việt Nam” đầu tiên được tổ chức trọng thể vào ngày 20/11/1982 tại Hội trường Ba Đình Hà Nội. Từ đó đến nay ngày “Nhà giáo Việt Nam” đã trở thành ngày kỷ niệm có tính xã hội rộng lớn ở nước ta. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của các thế hệ nhà giáo, ngày nay- trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, các thầy giáo, cô giáo vẫn luôn giữ được phẩm chất trong sạch, lối sống giản dị, luôn giữ mình là “tấm gương sáng” để học sinh sinh viên học tập. Các thế hệ nhà giáo trường CĐSP Vĩnh Phúc, trong những năm qua đã không ngừng phát huy những truyền thống tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam. Cùng với sự phát triển của xã hội, của tỉnh Vĩnh Phúc, sự nghiệp GD-ĐT của nhà trường ngày càng phát triển bền vững. Được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Giáo dục, Tỉnh ủy, HĐND-UBND tỉnh, các cấp, các ngành và sự ủng hộ của nhân dân, trường CĐSP Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trên tất cả các mặt công tác.
Đ/c Trần Văn Thuận nhận Kỷ niệm chương vì sự nghiệp kiểm tra Đảng của Ủy ban kiểm tra Trung ương tặng
Trong bài phát biểu đ/c Hoàng Văn Bình đã nói: Câu nói bất hủ của Hồ Chủ tịch “
Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” hòa quyện với những bài ca, ca ngợi người giáo viên nhân dân luôn khơi dậy lòng tự hào nghề nghiệp: “dạy chữ”, “dạy người” và đặc biệt là “dạy nghề” trong mỗi thầy cô giáo trường Cao đẳng Vĩnh Phúc. Tự hào về truyền thống nhà giáo Việt Nam, mỗi thầy cô giáo chúng ta hãy nhận thức rõ trách nhiệm nặng nề nhưng đầy vinh quang đó, ra sức phấn đấu để trở thành những nhà giáo chân chính trong thời đại mới, có lòng nhân ái, vị tha, yêu nghề, yêu người, gắn bó mật thiết với nhân dân, có lối sống trong sạch, mẫu mực, giản dị, tận tụy sáng tạo trong dạy học, không màng danh lợi, không chuộng hư vinh, giữ gìn sự trong sáng vốn có của đạo làm thầy, xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội Chúng ta cùng nhau thực hiện tốt lời Bác dạy:“
Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”, hoàn thành trách nhiệm cao quý mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
TS.Hoàng Văn Bình tặng hoa chúc mừng các đ/c phó và trưởng phòng mới được bổ nhiệm
Tại đây đ/c Hoàng Văn Bình đã rất vui mừng tặng hoa chúc mừng đ/c Trần Văn Thuận- P. Bí thư Đảng ủy, P. Hiệu trưởng nhà trường được nhận
Kỷ niệm chương vì sự nghiệp kiểm tra Đảng của Ủy ban kiểm tra Trung ương tặng và các đ/c phó và trưởng phòng mới được bổ nhiệm trước ngày 20/11/2015.
Thầy giáo Nguyễn Viết Tục- nguyên CBGV đã nghỉ hưu tại buổi gặp mặt kỷ niệm 20/11.
Đến với buổi gặp mặt đầy ý nghĩa này, sau nhiều năm trở lại trường thầy giáo Nguyễn Viết Tục cũng rất xúc động nói ra những suy nghĩ của mình về sự đổi thay của nhà trường, nỗi nhớ trường, nhớ trò, nhớ những năm tháng đã cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Cảm xúc dạt dào ấy đã trào dâng thành một bài thơ trữ tình đời thường vô cùng ý nghĩa- “Nhớ người sang sông”
:Xuân đã qua lâu rồi
Thu đã về quá nửa
Chân ai bước ngập ngừng
Con đò bao ngày tháng
Đưa bao khách sang bờ
Nay đò về bến nghỉ
Vẫn nhớ người sang sông
Cô Trần Thị Thanh Chúc – Tổ trưởng Tổ Thư viện phát biểu nhân dịp 20/11
Nỗi niềm người sắp phải chia tay với ngôi nhà Cao đẳng Vĩnh Phúc thân yêu cũng ngẹn ngào không kém phần xúc động. Tuy không trực tiếp đứng lớp giảng dạy nhưng cô Trần Thị Thanh Chúc – Tổ trưởng Tổ Thư viện nhà trường bao năm gắn bó, giữ gìn một gia sản tri thức. Gần 40 năm công tác gắn bó với nghề, cô đã thuộc từng vị trí của cuốn sách, chứng kiến bao thế hệ thây cô giáo nghỉ hưu, bao thế hệ sinh viên ra trường,…20/11/2015 này là lần cuối cùng cô được dự với tư cách là chủ nhà, thời gian của cô Chúc từ giờ đến lúc cô chia tay nhà trường về nghỉ hưu được cô tính lùi từng ngày… Tại đây, cô Trần Thanh Chúc đã xúc động ôn lại những kỷ niệm, những này đầu gian khó của nhà trường, cùng những niềm vui, niềm tự hào, tình thân của bạn bè đồng nghiệp dành cho nhau trong những năm tháng đã qua. Lưu luyến, bồi hồi, tiếc nuối, thật đúng là “
Nơi ta ở đất chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Cô giáo Thanh Thủy- GV K. Xã hội phát biểu tại buổi gặp mặt kỷ niệm 20/11
Các thầy cô- giảng viên trẻ còn đang ở lại trường cũng không xa khỏi tâm trạng bâng khuâng, dạt dào niềm xúc cảm ấy. Cô giáo Thanh Thủy- giảng viên khoa Xã hội đã chia sẻ với các thầy cô niềm từ hào về nghề giáo, cùng những lời nhắn nhủ yêu thương tới các học trò của mình và những nhiệm vụ của người thầy trong thời gian nối tiếp…Lòng yêu nghề, thủy chung son sắt với nghề được cô giáo Thanh Thủy gửi gắm qua 2 câu thơ:
Viên phấn trắng hướng cuộc đời bay bổng
Mực đỏ chấm bài là máu chảy từ tim.
Tiến Sỹ Hoàng Văn Bình nhận hoa chúc mừng của sinh viên nhà trường
Cũng tại buổi gặp mặt ý nghĩa này, thay mặt cho sinh viên nhà trường, sinh viên Mầu Phương Linh- K18 Tiểu học đã trân trọng dâng tặng bó hoa tươi thắm, thể hiện lòng tri ân và gửi tới các thế hệ thầy cô lời cảm ơn sâu sắc nhất, những lời chúc mừng tốt đẹp nhất nhân dịp 20/11- Ngày nhà giáo Việt Nam.
Xin mượn lời của Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: “
Xin cảm ơn Quý Thầy giáo, cô giáo, đặc biệt là những thầy cô đã cống hiến cả tuổi thanh xuân và đời người cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người. Xin mỗi thầy cô chúng ta hãy thổi bùng lên và truyền cho nhau ngọn lửa nhiệt tình và lương tâm của nhà giáo, đem mùa Xuân rực rỡ về cho Tổ quốc Việt Nam” ( Đinh Thị Tuyết)