Trang nhất » Tin Tức » Văn hoá xã hội

Đổi mới nhìn nhận về giáo dục tiếng Anh: Giao tiếp thôi không đủ!

Thứ tư - 13/09/2017 08:09
Đổi mới nhìn nhận về giáo dục tiếng Anh: Giao tiếp thôi không đủ!

Đổi mới nhìn nhận về giáo dục tiếng Anh: Giao tiếp thôi không đủ!

GD&TĐ - Ngay cả những học sinh có kỹ năng nghe - nói tiếng Anh thông thạo vẫn gặp nhiều trở lực khi đi học lẫn đi làm.


Con bạn hiện đang học tiếng Anh cùng lúc với 1,5 tỷ người khác trên toàn thế giới. Là ngôn ngữ giao tiếp thường nhật của 101 quốc gia (số liệu thống kê năm 2015, theo The Washington Post), tiếng Anh đã trở thành một yêu cầu cần thiết, một điều kiện cơ bản để trẻ phát triển bản thân và nghề nghiệp trong tương lai.

Thế nhưng, nên cho trẻ học tiếng Anh như thế nào và học gì ngay khi còn nhỏ? Liệu giao tiếp ngoại ngữ tốt đã đủ cho những đòi hỏi sau này?

Tương lai của những đứa trẻ hôm nay

 Nền tảng tiếng Anh chuyên môn tạo ra sức bật lợi thế cho con

Đối với bất kỳ quá trình học tập nào, thành công thường không đo bằng kết quả ngắn hạn mà được công nhận dựa trên thành tựu đường dài. Sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM), Lê Thị Hồng Nhung (23 tuổi) khá tự tin với khả năng giao tiếp Anh ngữ của mình và đã chọn nghề kỹ sư thiết kế cơ khí.

Khi bắt đầu tham gia các lớp huấn luyện (training) của công ty, Nhung đối mặt với khó khăn đầu tiên: sự xuất hiện của các từ vựng, thuật ngữ chuyên môn tiếng Anh.

“Việc hiểu và suy nghĩ của mình thường xuyên bị gián đoạn vì đống từ đó”, Nhung nói. Việc thiếu kiến thức về thuật ngữ cũng khiến Nhung gặp rắc rối khi thương thuyết hay thảo luận với đồng nghiệp nước ngoài. Nhung kể: “Thay vì nói đúng từ đó là người ta hiểu, mình phải giải thích dông dài, tìm mọi cách để mô tả, mất thời gian vô cùng”.

“Đơn cử như hai từ là số lẻ (odd) và sỗ chẵn (even), cực đơn giản lại hay dùng nhiều nhưng ít ai biết mà dùng. Mà những điều này mình không hề được dạy khi còn đi học, phải tự mày mò rất khổ sở”, Nhung cho biết.

Đừng chỉ dạo qua ngắm cảnh

Trong khi đó, chị Cao Thanh Ý (Q.5, TP.HCM) cũng “vỡ” ra một câu chuyện tương tự về tầm quan trọng của tiếng Anh học thuật. Từ ngày cho con trai học các lớp kiến thức bằng tiếng Anh tại trường, con bắt đầu nhạy bén hơn với các môn Khoa học và Toán, đặc biệt là mở rộng vốn từ vựng tiếng Anh học thuật. Trong khi trước đây, con khá thụ động học các chương trình tiếng Anh giao tiếp với những mẫu câu hội thoại quen thuộc.

Nhận thấy con diễn đạt tiếng Anh chuẩn xác, logic và phong phú hơn theo thời gian, chị Thanh Ý đăng ký cho con thi thử các kỳ thi phổ thông quốc tế, ấp ủ dự định cho con du học sớm. “Bài thi đánh giá năng lực của con cũng tương đương các học sinh quốc tế vậy. Mình cực vui và bất ngờ”, chị Thanh Ý không giấu nổi cảm xúc. Hài lòng với sự đầu tư quyết đoán của mình trong khi các phụ huynh khác còn e dè, chị chia sẻ: “Tôi nhận ra rằng, con học tiếng Anh hay bất kỳ ngôn ngữ nào, nếu chăm học giao tiếp đơn thuần sẽ giống như bước dạo qua ngắm cảnh”.

Về phía chuyên gia, ông Trương Minh Châu, Giám đốc đào tạo chương trình học tiếng Anh qua Toán và Khoa học iSMART nhận định: “Nếu muốn lĩnh hội sâu hơn kiến thức và tiến xa hơn trong lĩnh vực nào đó, trẻ cần được xây dựng nền tảng tiếng Anh học thuật từ căn bản đến dần nâng cao”.

Học là để ứng dụng

Rèn luyện tiếng Anh học thuật tạo cơ hội cho trẻ chinh phục các kỳ thi quy mô quốc gia và tương lai là những kỳ thi quốc tế.
              

Theo ông Châu, điều quan trọng là chúng ta cần xác định mục đích, nội dung và phương pháp dạy - học tiếng Anh. Ông Châu nói: “Bên cạnh nhu cầu giao tiếp với người nước ngoài, chúng ta thường bỏ quên các mục đích khác của ngôn ngữ, như: học để ứng dụng thực tế và phát triển bản thân, học để biến tiềm năng thành lợi thế cạnh tranh”.

“Người Việt khó có được những lợi thế khi so sánh với người Philippines, người Singapore hay người Malaysia trong việc nói tiếng Anh thành thạo. Trong khi học sinh Việt Nam luôn đứng thứ hạng cao trong khả năng tư duy Toán học và Khoa học, tại sao chúng ta không tận dụng tiềm năng nổi bật này?”, ông Châu chia sẻ.

Do đó, ở độ tuổi mầm non - tiểu học, học sinh có thể làm quen tiếng Anh thuật ngữ một cách sinh động và vui nhộn nhất với các chương trình tiếng Anh qua Toán và Khoa học cũng như bất kỳ môn học nào bé yêu thích. Ở cấp độ trung học - đại học, việc tiếp cận này sẽ dần trở nên chuyên môn, chuyên ngành hơn. Qua đó, học sinh phát triển song song tư duy ngôn ngữ và tư duy logic, vận dụng thực hành ngay vào việc học và nhìn ra mối liên kết đa ngành, liên môn.

Theo Báo GDTĐ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a







Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ý kiến bạn đọc
 

Bộ đếm

Đang truy cậpĐang truy cập : 6

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 5


Hôm nayHôm nay : 1914

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 32959

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4714197

Văn bản chỉ đạo các cấp

Văn bản học tập chính trị
Học chế tín chỉ
Danh sách giảng viên cơ hữu
DANH SÁCH THÍ SINH ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN SINH CAO ĐẲNG 2015
Thông báo tuyển sinh
Chuan dau ra cac nganh
Bo ngoai giao
vinades