Trang nhất » Tin Tức » Bài viết - Trao đổi

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.

Thứ năm - 08/01/2015 19:52
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là một nhà văn hóa kiệt suất.
Người đã nêu tấm gương sáng về tinh thần học tập. Xuất phát từ quy luật vận động của xã hội loài người, Hồ Chí Minh khẳng định tuổi trẻ không những là người kế tục các thế hệ đi trước, mà còn là tương lai của đất nước, của dân tộc. Người đã ví tuổi trẻ như là mùa xuân, bắt đầu của một năm. Năm 1946, trong thư gửi học sinh, Hồ Chí Minh viết:   “ Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ.Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.
Câu nói trên thể hiện vai trò quan trọng của tuổi trẻ với sự phát triển của xã hội. Sự chăm lo tốt cho thế hệ trẻ là sự bảo đảm cho tương lai phát triển bền vững và tươi sáng của xã hội.
Bác rất yêu quý thanh niên và đánh giá cao vai trò ưu điểm của họ. Tuy nhiên, Bác cũng chỉ ra những nhược điểm của thanh niên là sự thiếu từng trải trong cuộc sống, một số chưa chịu khó học tập, tự cao, tự đại... Bác yêu cầu thanh niên phải chống tâm lý ham sung sướng, giả dối, kiêu ngạo... Bên cạnh đó, Bác chỉ ra rằng: “Dân tộc bị nô lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ.dân tộc được giải phóng thì thanh niên mới dược tự do”.Vì thế, Bác luôn quan tâm đến việc chăm lo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau mà trước hết là việc học tập của thế hệ trẻ: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em”.
Ngày nay, cuộc chạy đua giữa các nước trong việc nâng cao tiềm lực kinh tế và khoa học kỹ thuật đã đòi hỏi việc nâng cao dân trí để tạo ra chất xám. Trong thời đại của thông tin và cách mạng năng động này, “công lao học tập” của thanh niên đang là vấn đề quan trọng. Vì thế, nhiệm vụ của họ là phải học tập. Có học tập tốt mới lĩnh hội được tri thức để xây dựng một xã hội tiến bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra một số yêu cầu cụ thể về thái độ học tập  đối với thanh niên là:
- Phải khiêm tốn, thật thà... kiêu ngạo, tự mãn là kẻ thù số 1 của học tập.
- Phải tự nguyện, tự giác.
- Phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, mạnh dạn phê bình và tự phê bình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: “ Học để làm việc, làm người, làm cán bộ”. Chính vì “Học để làm người” và để làm cho dân tộc ta trở  nên một dân tộc sánh vai được với các nước nên đòi hỏi trong quá trình học tập, thanh niên phải giác ngộ được lý tưởng, rèn luyện ý chí, trau dồi đạo đức cách mạng.Hơn lúc nào hết, tuổi trẻ phải thấm nhuần những quan điểm của Bác về nhiệm vụ học tập, đồng thời ra sức phấn đấu để trở thành những người vừa “hồng vừa chuyên” như lời căn dặn của Bác.
Với quan điểm trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho ta thấy rõ tình cảm yêu thương  của Người dành cho thanh niên - những chủ nhân tương lai của nước nhà.Vì thế, đối với thanh niên, cùng với việc học tập tốt thì việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm vụ cần thiết để trang bị cho mình thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, đồng thời chuẩn bị hành trang cần thiết cho cuộc sống lao động và học tập, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.
Là một giảng viên, hơn lúc nào hết, càng thấm thía lời dạy của Bác, tôi thấy mình phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong học tập và rèn luyện để luôn là tấm gương tỏa sáng cả tri thức khoa học và niềm tin, cả năng lực truyền thụ và đạo đức của người thầy tới các thế hệ học trò, góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng tin tưởng.
                                      
 Th.s Phạm Thị Duyên- Tổ Lý luận chính trị
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a







Những tin mới hơn
Ý kiến bạn đọc