Trang nhất » Tin Tức » Văn hoá xã hội

Tản mạn nghề cầm phấn: Về dạy đạo đức hiện nay- hiện tượng cần báo động

Thứ tư - 26/11/2014 04:47
Tản mạn nghề cầm phấn: Về dạy đạo đức hiện nay- hiện tượng cần báo động

Tản mạn nghề cầm phấn: Về dạy đạo đức hiện nay- hiện tượng cần báo động

Đạo đức trước hết là một hiện tượng xã hội do những điều kiện lịch sử nhất định tạo nên. Do vậy đạo đức biểu hiện ở lối sống.
Một nhà giáo dục đã nói: “ Không ai có thể làm cho con người có đạo đức ngoài người có đạo đức. Giáo viên dốt nát, người lãnh đạo tiêu cực đối với người khác là cái bóng không hồn, là đám mây không mang mưa, là dòng suối khô cạn, là ngọn đèn không ánh sáng và đương nhiên là sự trống rỗng hoàn toàn….”

Có thể nói không quá rằng trong thực tế giảng day ở trường phổ thông, nhất là phổ thông trung học chưa bao giờ đạo đức được đối xử như một môn học. Mặc dù theo quy định trong chương trình mỗi lớp có vài chuc tiết và vẫn được các trường xếp vào tiết đầu tiên của ngày đầu tiên trong tuần. Nhưng vì không phải tuần nào cũng có bài dạy nên trong thời khóa biểu của tất cả các trường đều ghi tiết ấy là tiết sinh hoạt hoặc tiết chủ nhiệm, tạo điều kiện sử dụng tùy tiện tiết này. Cũng đúng thôi. Việc “ nuôi con mọn”- công tác chủ nhiệm- thì thiếu gì cái để mà kiểm điểm, “ lên lớp”,thậm chí để dạy văn hóa môn của mình, hoặc là cho người khác dạy để “ chạy” chương trình. Tiết sinh hoạt cuối tuần thường không làm hết việc. Chỉ kiểm điểm công việc trong tuần hoặc họp cán bộ đã hết giờ rồi. Có trường lại không công bố tiết sinh hoạt cuối tuần bởi vì giám hiệu ở đây sẽ giải quyết tất cả. Ấy là chưa kể đến việc đoàn thanh niên hoặc ban giám hiệu thường sử dụng tiết đầu tiên của ngày thứ hai để phát động phong  trào này, sơ kết đợt thi đua nọ.
Nhưng dù sao thì những bài đạo đức cũng vẫn cứ được dạy. Bằng chứng là trong sổ ghi đầu bài vẫn có tên bài và trong vở ghi của học sinh cũng có đủ các đề mục. Tài liệu giảng dạy đạo đức thiếu đến mức mỗi trường chỉ có vài ba bộ dùng chung cho hàng chục chủ nhiệm. Vì thiếu sách và cái chính là khó dạy nên nảy ra môt cách khá phổ biến: Một người được phân công soạn và dạy cho cả khối, hoặc soạn cho các giáo viên khác mượn.
Không nói thì ai cũng biết đó là sự đối phó, hình thức 100%. Ngay cả những giờ lên lớp” mẫu” cho khách trường bạn và cán bộ chỉ đạo của Sở dự, tuy đã có những cố gắng, những suy nghĩ đáng kể, nhưng nhìn chung vẫn dạy theo sách dạy, theo kiểu các nhà truyền giáo thuyết lý giảng đạo dài dòng. Hiệu quả của cách làm ấy không có là bao, có khi còn phản tác dụng. Còn khi những tiết trong chương trình ghi là thảo luận, tương ứng với những tiêt lý thuyết thì chắc chắn rằng nó đã được sử dụng vào những việc gì ấy rồi.
Cuối cùng là vấn đề quan trọng nhất: Lối sống thực dụng và hưởng thụ đang làm đảo lộn nhiều tiêu chuẩn đạo đức tốt đẹp, ảnh hưởng sâu sắc đến niềm tin đạo đức của lớp người trẻ tuổi. Thực tế ấy khiến cho người dạy thiếu hẳn niềm tin vào công việc mình làm.
Vào các dịp hè các sở giáo dục đều tổ chức hội nghị học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ báo cáo điển hình cho giám hiệu phụ trách đức dục, các khối trưởng chủ nhiệm hoặc các giáo viên chủ nhiệm giỏi. Trong năm học cũng đã xúc tiến những giờ dạy đạo đức để kiểm tra và đánh giá giáo viên chủ nhiệm. Nhưng theo chúng tôi, tất cả đều vướng lại ở khâu triển khai trong các trường đến từng giáo viên chủ nhiệm. Do đó kết quả của những hội nghị chuyên đề về dạy đạo đức không tỏa rộng được tới đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Điều này đòi hỏi công tác chỉ đạo và kiểm tra của Sở cần được cải tiến và tăng cường đến mức cần thiết.

Tác giả bài viết: Thanh Chúc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a







Những tin mới hơn
Ý kiến bạn đọc
 

Bộ đếm

Đang truy cậpĐang truy cập : 6


Hôm nayHôm nay : 1912

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 47640

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4780729

Văn bản chỉ đạo các cấp

Văn bản học tập chính trị
Học chế tín chỉ
Danh sách giảng viên cơ hữu
DANH SÁCH THÍ SINH ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN SINH CAO ĐẲNG 2015
Thông báo tuyển sinh
Chuan dau ra cac nganh
Bo ngoai giao
vinades