Trang nhất » Phòng ban » Phòng Công tác Học sinh, Sinh viên

Công tác giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên trường Cao đẳng Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay.

Thứ ba - 26/01/2016 14:18
Thực hiện Công văn số 02/KH/BTGTU ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về việc khảo sát đánh giá tình hình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh. Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc báo cáo tình hình thực hiện công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho học sinh, sinh viên.


Năm học 2015-2016, tổng số CBVC trường CĐVP là 186 bao gồm cả biên chế và hợp đồng, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn. Toàn trường có: 2499 sinh viên (1272 sinh viên đang học tại trường) trong đó Khoa Tiểu học khoảng 2157 sinh viên, khoa Tự nhiên 166 Sv, Khoa Xã hội 176 SV. Đại đa số sinh viên xuất thân từ nông thôn, nên còn gặp nhiều khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu sự phối kết  hợp giữa các đơn vị, Phòng, Khoa, Tổ, Trung tâm và các tổ chức đoàn thể, giữa giáo viên chủ nhiệm và sinh viên, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên của nhà trường đã đạt được những kết quả đáng mừng. Cụ thể là mấy năm gần đây, không có sinh viên nào vi phạm pháp luật, hoặc mắc phải các tệ nạn xã hội,đại đa số sinh viên đều  có đời sống tinh thần đầy đủ, thoải mái và lành mạnh, sinh viên được giáo dục về lý tưởng đạo đức cách mạng, lòng yêu nước, lối sống tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức chấp hành pháp luật, có trách nhiệm với bản thân và xã hội góp phần vào giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội trong nhà trường cũng như trên khu vực trường đóng, đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo của nhà trường ngày càng đi lên.
Trong những năm qua, nhà trường đã nhận được nhiều văn bản chỉ đạo của các cấp. Sau khi nhận được các văn bản chỉ đạo của cấp trên Đảng ủy, Ban giám hiệu và các đơn vị chức năng, đã xây dựng Kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện theo những nội dung chỉ đạo của cấp trên.   
Việc bố trí cán bộ tham mưu và thực hiện công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh sinh viên: Đảng ủy, Ban giám hiệu đã phân công 01 đ/c Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác học sinh, sinh viên. Phòng Công tác sinh viên là đầu mối chủ trì, phối hợp với Tổ Lý luận Chính trị, đoàn thanh niên, cùng các Khoa xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.
Việc lồng ghép các nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong các môn học và trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Nội dung giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên được lồng ghép trong các môn học như môn Giáo dục Chính trị, các môn Lý luận Chính trị: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, giáo dục học, pháp luật đại cương ... để giảng dạy cho học sinh sinh viên. Nhà trường đã tổ chức tốt việc giảng dạy các bộ môn Lý luận Chính trị trong nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và thường xuyên cử giáo viên chính trị đi tham gia các lớp tập huấn về giảng dạy bộ môn chính trị do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Thường xuyên chú trọng đến việc phổ biến, quán triệt, cập nhật các chủ trương, đường lối, chính sách, các Chỉ thị Nghị quyết, tình hình thời sự, các thông tin về kinh tế xã hội, chính trị bằng nhiều hình thức để nâng cao trình độ lý luận và nhận thức chính trị cho học sinh, sinh viên. Hàng năm, phòng Công tác học sinh, sinh viên chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức Tuần sinh hoạt CD-HSSV cho sinh viên đầu khóa, giữa khóa và cuối khóa.
Việc phối hợp với các đoàn thể, các đơn vị nhằm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên: Đoàn thanh niên tổ chức tuyên truyền, vận động đoàn viên thanh niên thực hiện cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt”.Nhân dịp các ngày Lễ kỷ niệm : 27/7, 19/8, 2/9, 20/10, 20/11, 22/12, 09/1, 03/02, 26/3, 30/4,1/5, 19/5, 01/6..., Đoàn trường phối hợp với Công đoàn trường, Phòng Công tác sinh viên tuyên truyền, giáo dục cho 100% đoàn viên thanh niên về truyền thống vẻ vang của Đảng, đất nước, của Đoàn, Hội thông qua các hoạt động mít tinh ôn lại truyền thống, tọa đàm, tổ chức các hội thi văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao sinh viên cấp trường và giữa các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn, nhằm rèn luyện thể, mỹ và khả năng  hội nhập, giao tiếp cho sinh viên. Bên cạnh đó  Đoàn trường, Hội sinh viên phối hợp với Phòng CTSV tổ chức và phát động các phong trào xung kích vì cộng đồng  như; hiến máu nhân đạo, ngày ngoại khóa ý nghĩa,  chiến dịch mùa hè xanh, tham gia tư vấn mùa thi, tham gia hoạt động từ thiện, "vòng tay ấm" cho học sinh nghèo vượt khó, học sinh đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa, hình thành lòng nhân ái và yêu thương trong các em, tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc khánh nước CHDCND Lào cho Lưu học sinh Lào đang sống và học tập tại trường.
Việc tổ chức, hướng dẫn học sinh, sinh viên tham gia các phong trào do ngành giáo dục và các bộ, ngành liên quan phát động: Khi nhận đựơc Kế hoạch, Công văn yêu cầu của các cấp, nhà trường đều chỉ đạo các đơn vị tham mưu, các bộ phận liên quan cụ thể hoá và tổ chức thực hiện hiệu quả, có đánh giá rút kinh nghiệm.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, sinh viên tích cực học tập các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức, quán triệt và thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành trong giai đoạn mới: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế; tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bằng những việc làm cụ thể, thiết thực; tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”;  đẩy mạnh phong trào học tập tốt, rèn luyện tốt, lập thân, lập nghiệp trong học sinh, sinh viên; tăng cường giáo dục đạo đức, lý tưởng, rèn luyện kỹ năng sống, ứng xử cho sinh viên.
Hoạt động của tổ chức Đoàn – Hội trong nhà trường đối với công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho HS-SV: việc triển khai hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khoá X về "Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh thiếu niên giai đoạn 2013-2017”: đã tập trung triển khai hiệu quả tới từng chi đoàn; Việc triển khai sâu rộng Chỉ thị số 01 CT/TWĐTN ngày 17/5/2013 của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn về việc tăng cường rèn luyện tác phong, thực hiện lề lối công tác của cán bộ Đoàn và cuộc vận động “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới”; Đã triển khai tới các cán bộ đoàn, theo dõi hướng dẫn trong quá trình rèn luyện tác phong, thực hiện lề lối công tác của cán bộ Đoàn; Đã triển khai sâu rộng tới tất cả các ĐV nội dung cuộc vận động “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới; Thường xuyên phối hợp với phòng CTSV triển khai, học tập các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của ngành và của Đoàn, Hội tới các đoàn viên thông qua các buổi sinh hoạt đoàn cơ sở.        
Hoạt động của đội ngũ nhà giáo đối với công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho HS- SV: Đội ngũ giảng viên nhà trường, trực tiếp là giảng viên các môn LLCT là lực lượng nòng cốt có vai trò quan trọng trong giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống văn hóa, có chức năng truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng giúp người học hình thành thế giới quan khoa học, phương pháp luận Mácxít, bồi dưỡng tư duy, năng lực thực hành.
Hiện nay, các phương tiện dạy học hiện đại phục vụ công tác giảng dạy của nhà trường phát triển mạnh mẽ, cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường được trang bị khá đầy đủ nhưng không thể thay thế được vai trò của người giảng viên, mà ngược lại càng khẳng định vai trò to lớn của họ đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo nói chung, công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho sinh viên trong toàn trường nói riêng.
 Dân tộc ta vốn có truyền thống “tôn sư trọng đạo”, vị trí, vai trò của người thầy luôn được xã hội tôn vinh với sự kính trọng, tin tưởng. Trong suy nghĩ của mỗi chúng ta ai cũng khắc sâu trong tâm khảm của mình câu ca dao: “Muốn sang phải bắc cầu kiều  - Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy". Điều đó nói lên rằng, người thầy là người đảm đương trọng trách đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện và đưa con người thành đạt trong cuộc sống, sống có nhân nghĩa và làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn; xã hội đã đặt toàn bộ niềm tin lên vai người thầy trong vai trò “dạy chữ, dạy người”.
Trong mỗi bài giảng, tiết giảng của các môn Lý luận Chính trị, quá trình giảng viên nêu và luận giải những nguyên lý, quy luật của sự vận động xã hội, những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng và đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung để hướng đến mục tiêu CNXH - CNCS cũng chính là quá trình giáo dục nhằm hình thành, xây dựng cho sinh viên thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, củng cố niềm tin về tương lai của CNXH hiện thực, xây dựng nền đạo đức mới cho thế hệ trẻ.
Hơn ai hết, đội ngũ giảng viên các môn Lý luận Chính trị luôn nhận thức được rằng, các môn LLCT có đối tượng, phương pháp và nội dung nghiên cứu riêng, song tất cả đều nhằm đến mục đích chung là tạo cho sinh viên có một niềm tin vào sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tin vào một xã hội tốt đẹp đã và đang từng ngày thể hiện và biểu hiện trong đời sống hiện thực. Chất men xúc tác cho niềm tin có cơ sở khoa học ấy được bắt nguồn từ lối sống có văn hóa, có đạo đức bình dị hàng ngày.
Tóm lại, giáo dục đạo đức, lối sống có văn hóa cho sinh viên trường CĐVP qua bài giảng của các môn LLCT là hết sức cần thiết, mỗi giảng viên chúng tôi luôn ý thức được việc giáo dục đạo đức, lối sống có văn hóa cho sinh viên qua từng bài giảng, tiết giảng quan trong như việc trang bị tri thức khoa học cho các em. Cùng với các bộ môn khoa học khác, chúng tôi hiểu rằng, môi trường giáo dục nhà trường không chỉ đào tạo được con người có năng lực chuyên môn cao mà cần có cả niềm tin, lý tưởng cao đẹp, có lối sống chan hòa, giàu lòng nhân ái,..đảm bảo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước trong tình hình mới. Những cách làm hay, sáng tạo của nhà trường, thầy, cô giáo trong việc tạo hứng thú học tập môn đạo đức cho HS-SV
Khi truyền đạt tri thức đạo đức phải gắn liền với thực tiễn đạo đức, người giáo viên, người giảng viên cần phải trở lại thực tiễn đạo đức: cả trong lịch sử và hiện tại,  từ đó liên hệ, lồng ghép vào nội dung bài học qua đó  làm rõ những phạm trù đạo đức. Đồng thời chỉ rõ mối liên hệ là:xét cho cùng những phạm trù đạo đức trừu tượng (đạo đức học Mác-Lênin) có nguồn gốc từ đời sống đạo đức hiện thực, sinh động chứ không phải là sản phẩm của một sự tư biện thuần túy. Đây cũng là điều phân biệt giữa đạo đức học Mác-Lênin với các loại hình đạo đức khác.
 Sự phối hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội: Nhà trường đã phối hợp xây dựng được Quy chế quản lý sinh viên ngoại trú giữa 3 trường CĐCN Phúc Yên, CĐVP và CĐ Công nghệ Kinh tế Hà Nội dưới sự chủ trì của Công an thị xã và Công an phường Trưng Nhị, định kỳ 3 tháng giao ban 01 lần; Phòng CTSV thường xuyên trao đổi với Công an phường Trưng Nhị, các Trưởng khu hành chính để nắm bắt tình hình việc ăn ở, sinh hoạt và chấp hành các quy định của sinh viên nơi ngoại trú. Kết thúc năm học sinh viên ngoại trú phải nộp giấy xác nhận ngoại trú có xác nhận của Công an phường (xã); Hàng năm trước khi nghỉ hè phòng CTSV phối  hợp với Đoàn TN tổ chức cho sinh viên đăng ký nơi nghỉ hè, ký cam kết về hè, kết thúc đợt hè sinh viên phải có giấy xác nhận của Đoàn TN nơi nghỉ hè; Sinh viên nghỉ học quá 1 tuần hoặc bị kỷ luật từ dừng học trở lên, nhà trường có thông báo hoặc Quyết định gửi về địa phương và gia đình để cùng phối hợp giáo dục, quản lý và tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện tốt hơn; Những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức ở nhà trường
Nhiệm vụ: Tiếp tục và thực sự coi trọng, vị thế của môn đạo đức trong cấu trúc chương trình đào tạo, ở các trình độ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Phải coi môn đạo đức là phần cấu thành cơ bản của mục tiêu giáo dục đào tạo (đức, trí thể mĩ) và phải đặt nó nên hàng đầu.
Gắn việc giảng dạy môn đạo đức trong chương trình học với việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức hàng ngày của học sinh, sinh viên. Trước hết là phải gắn được việc giảng dạy môn đạo đức trong nhà trường với cuộc vận động và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Phải coi việc giảng dạy môn đạo đức không chỉ thuần túy là nhiệm vụ của người giáo viên phụ trách môn học này mà còn có sự tham gia của toàn thể cán bộ giáo viên và công nhân viên trong nhà trường.
+ Giải pháp: Tiếp tục đổi mới nội dung chương trình môn đạo đức trong hệ thống chương trình học của học sinh, sinh viên cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Tuy vậy vẫn phải bám sát vào những giá trị đạo đức tiến bộ - đạo đức Cộng sản chủ nghĩa, đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc và nhân loại, phát triển những giá trị đạo đức này cho phù hợp với những yêu cầu mới trong giai đoạn hiện nay.
Đổi mới phương pháp dạy học bộ môn theo hướng phát huy tính tích cực của người học, của người dạy.
Cần có những hoạt động sinh hoạt thường xuyên như: tuyên truyền phổ biến tấm gương người tốt việc tốt trong toàn trường (việc nhỏ hành động nhỏ mà tốt thì cũng phải tích cực tuyền truyền, làm tốt điều này chính là một kênh cân bằng chở lại việc sinh viên hàng ngày chủ yếu nghe, xem, những tin tức nóng hổi nhưng nội dung lại chủ yếu nói về các tệ nạn xã hội -  người xấu, việc xấu.
Kết quả tu dưỡng rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên trong năm học 2013-2014 và 2014-2015
100% sinh viên chấp hành đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, có lối sống lành mạnh không vi phạm pháp luật hoặc mắc phải các tệ nạn xã hội hay các tiêu cực khác.
Những sinh viên xếp loại rèn luyện loại trung bình, là những sinh viên vi phạm Quy chế thi và phần lớn là sinh viên năm thứ nhất, chưa quen với phương pháp học ở các bậc học cao đẳng, đại học vì vậy vẫn còn vi phạm.
Đầu năm học nhà trường đã dành một tuần để sinh hoạt CD-HSSV. Tất cả sinh viên ngoài việc học tập các Nghị quyết, Chỉ thị, Văn bản của Đảng, Nhà nước, học tập Quy chế Đào tạo, Quy chế Văn bằng chứng chỉ, Quy chế học sinh, sinh viên các trường ĐH, CĐ và TCCN, Quy chế nội, ngoại trú và các nội quy, quy định của nhà. Kết thúc tuần sinh hoạt CD- HSSV, 100% sinh viên phải viết bài thu hoạch.
 Trong những năm học qua, nhà trường không có sinh viên nào vi phạm pháp luật hay mắc phải các tệ nạn xã hội, hoặc các vi phạm khác về đạo đức lối sống, nội quy KTXSV và Quy chế ngoại trú phải xử lý kỷ luật bằng văn bản.
 - Kết quả thực hiện Điều lệ Đoàn – Hội và ý thức tuân thủ pháp luật….
Đoàn viên đã nâng cao nhận thức, thực hiện tốt các quy định trong Điều lệ đoàn không có đoàn viên nào vi phạm Điều lệ đoàn  hoặc mắc phải các tệ nạn xã hội. 100% đoàn viên tích cực tham gia các phong trào tập thể như: Các cuộc thi tìm hiểu, các cuộc vận động quyên góp, hè tình nguyện đã giúp đỡ nhiều địa phương làm sạch đường làng ngõ xóm, dọn dẹp nhà cửa, dạy học cho học sinh khó khăn… tham gia giúp xã Yên thạch huyện Lập thạch và phường Xuân Hòa thị xã Phúc Yên.
Công tác phát triển Đảng được chú trọng và triển khai sâu rộng, hàng năm ĐTN đã chọn cử và giới thiệu cho Đảng khoảng 150 đoàn viên tham gia học lớp tìm hiểu về Đảng. Năm học 2013-2014 kết nạp được 6 đảng viên là ĐV sinh viên, năm học 2014-2015 cũng kết nạp được 6 đảng viên là ĐV sinh viên. Tổ chức sinh hoạt, chuyển sinh hoạt và đóng đoàn phí đầy đủ theo Điều Lệ
Trong  thời gian qua, Hội sinh viên trường Cao đẳng Vĩnh Phúc đã triển khai toàn diện cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt” “Giải sao tháng Giêng” thông qua cuộc vận động để từng bước đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống, tệ nạn xã hội ... khắc phục những hạn chế, yếu kém của sinh viên. Tổ chức cho hơn 1200 sinh viên đăng ký thực hiện "Sinh viên 5 tốt", đạt 97% tổng số sinh viên toàn trường, và có 01 sinh viên được xét thưởng “Giải sao tháng Giêng”. Chỉ đạo 100% các liên Chi hội thuộc các Khoa trong trường tổ chức tuyên dương và bình chọn sinh viên tiêu biểu dự tuyển dương cấp trường trên cơ sở đó chọn lựa sinh viên 5 tốt dự tuyên dương cấp Tỉnh. Hội đồng bình chọn sinh viên 5 tốt đã lựa chọn được 110 sinh viên 5 tốt cấp trường…
Bắt đầu từ đây, trường CĐVP tiếp tục và tăng cường công tác giáo dục đạo đức lối sống từ các cấp học, bậc học. Nêu gương người tốt, việc tốt. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu phù hợp với từng cấp học, bậc học. Tổ chức nhiểu cuộc giao lưu giữu các trường. Xây dựng Quy chế phối hợp quản HSSV giữa các trường, trên địa bàn, hàng năm có giao ban đánh giá theo định kỳ.
Nguyễn Ngọc Thụ
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a







 

Bộ đếm

Đang truy cậpĐang truy cập : 8


Hôm nayHôm nay : 182

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 50723

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 5172957

Văn bản chỉ đạo các cấp

Văn bản học tập chính trị
Học chế tín chỉ
Danh sách giảng viên cơ hữu
DANH SÁCH THÍ SINH ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN SINH CAO ĐẲNG 2015
Thông báo tuyển sinh
Chuan dau ra cac nganh
Bo ngoai giao
vinades