Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc- Phường Trưng Nhị - thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc tiền thân là trường Trung cấp Sư phạm Vĩnh Phúc....Sau 29 năm sáp nhập tỉnh Vĩnh Phú, ngày 01 tháng 01 năm 1997 tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập
Để cung cấp nguồn giáo viên cho ngành giáo dục của tỉnh nhà, trường Trung cấp Sư phạm Vĩnh Phúc được thành lập ngày 23/4/1997 theo Quyết định số 384/QĐ-UB của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc... Sau 1 năm hoạt động được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 192/1998/QĐ-TTg ngày 29/9/1998 thành lập trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc; Để đáp ứng yêu cầu đào tạo đa ngành, năm 2010, trường đổi tên thành Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc theo Quyết định số 4680/BGDĐT, ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.
Sau 20 năm xây dựng và phát triển, trường đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy, HĐND, Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở, Ban ngành liên quan trong tỉnh và địa phương nơi trường đóng. Công tác đào tạo của nhà trường dần đi vào ổn định. Đội ngũ CBVC ngày càng trưởng thành, đủ phẩm chất và năng lực, vững vàng tự tin trong công việc.
Đến nay, nhà trường có cơ sở vật chất đảm bảo cho nhu cầu đào tạo và phát triển. Tổ chức bộ máy nhà trường cơ bản đã ổn định theo đúng quy chế hoạt động của trường Cao đẳng Vĩnh Phúc được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt: Ban giám hiệu, 08 phòng chức năng, 03 khoa chuyên môn, 03 tổ trực thuộc, 02 trung tâm, tính đến năm học 2015-2016 nhà trường có: 187 (cán bộ giảng dạy 141, viên chức 46), trong đó có 4 tiến sĩ, 96 thạc sĩ, đang học NCS 10, và 20 đang học cao học.
Chức năng, nhiệm vụ của trường: Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc là cơ sở đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trường chịu sự quản lý của Sở Giáo dục-Đào tạo Vĩnh Phúc và quản lý Nhà nước về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được hưởng các chế độ chính sách của Nhà nước áp dụng cho hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng công lập Nhà nước; Trường có nhiệm vụ cơ bản là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Mầm non, Tiểu học, THCS và nguồn nhân lực trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội có trình độ cao đẳng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, văn hoá, có sức khoẻ, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp, sáng tạo trong giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành tương xứng với trình độ được đào tạo, thích ứng với điều kiện môi trường luôn thay đổi, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế; Nghiên cứu khoa học giáo dục phục vụ đào tạo và chuyển giao công nghệ; Phối hợp với các trường đại học, học viện đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tham gia các dự án, đề án của Bộ Giáo dục Đào tạo và các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao; Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường theo quy định của pháp luật.
- Thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ:
Công tác tuyển sinh: Nhà trường luôn coi đây là một nhiệm vụ quan trọng. Nhà trường xây dựng phương án tuyển sinh, tuyên truyền, tổ chức thi, xét tuyển thực hiện đúng theo quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ việc chỉ tuyển sinh cơ bản trong tỉnh, đã mở rộng tuyển sinh ra ngoài tỉnh (Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang,…). Trong điều kiện khó khăn tuyển sinh của các trường cao đẳng nói chung , nhà trường vẫn cố gắng tuyển sinh đáp ứng chỉ tiêu được giao
Công tác đào tạo: Nhận thức được nhiệm vụ chính trị của cơ sở đào tạo, trong các năm học trường thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động như bồi dưỡng tư tưởng chính trị, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy đại học cho đội ngũ cán bộ giảng viên. Giáo dục chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục pháp luật, nhân cách, lối sống lành mạnh và thực hiện hài hòa 3 yêu cầu dạy chữ - dạy người - dạy nghề cho học sinh sinh viên. Dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, trường Cao đẳng Vĩnh Phúc đã có bước phát triển nhanh về quy mô, đa dạng hoá ngành nghề, loại hình và trình độ đào tạo. Tính đến nay, nhà trường đã đào tạo được hàng vạn cán bộ viên chức phục vụ phát triển giáo dục, kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc
Thực hiện nhiệm vụ hàng năm, nhà trường xây dựng chương trình, kế hoạch tuyển sinh, đào tạo sát với tình hình thực tế, ổn định quy mô, giữ vững chất lượng đào tạo. Đến nay nhà trường đã xây dựng và ban hành 34 chương trình đào tạo hệ chính quy, 03 chương trình đào tạo vừa làm vừa học và 04 chương trình đào tạo liên thông từ TCSP lên CĐSP, 02 chương trình cao đẳng nghề. Từ năm 2010 đến nay mở thêm 1 chương trình CĐSP Tin học, 02 chương trình CĐN, 04 chương trình liên thông từ trung cấp lên cao đẳng các ngành Mầm non, Âm nhạc, Mỹ Thuật, Khoa học thư viện. Kế hoạch đào tạo được xây dựng theo khoá học và năm học đúng quy chế, hàng năm tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với từng ngành đào tạo. Quản lý đào tạo, kiểm tra, thi, đánh giá được thực hiện theo Quy chế từng loại hình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo đúng lịch trình đã xây dựng cho từng năm và toàn khoá. Kỷ cương, nền nếp dạy và học nhìn chung được duy trì tương đối nghiêm túc, Tổ chức quản lý chặt chẽ quá trình đào tạo, đặc biệt tăng cường công tác quản lý giảng dạy, quản lý học tập ở các đơn vị nhà trường thuê địa điểm liên kết đào tạo.
Thực tập sư phạm, thực tập nghề nghiệp là một hoạt động quan trọng nằm trong quy trình đào tạo, ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ năng dạy và học, sinh viên trước khi đi thực tập đều được chuẩn bị đầy đủ kiến thức và những điều kiện thông qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, tổ chức hội giảng, bồi dưỡng nghiệp vụ soạn giảng, công tác chủ nhiệm, công tác Đoàn, Đội đặc biệt là vấn đề đổi mới chương trình, SGK, đổi mới phương pháp giảng dạy các bộ môn. Trong quá trình sinh viên đi thực tập, nhà trường thường xuyên kiểm tra, bám sát. tổ viên thực tập.
Tổ chức phong trào thi đua “ Dạy tốt - Học tốt, các hoạt động ngoại khóa, thăm lớp dự giờ, thi giáo viên giỏi, sinh viên gỏi cấp trường, tham gia Hội thi giáo viên giỏi Trung cấp chuyên nghiệp toàn tỉnh, tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi toàn quốc. Đặc biệt từ nhiều năm nay nhà trường đã tham gia thi OlympicToán học các trường đại học, cao đẳng toàn quốc do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Toán học Việt Nam tổ chức. Đây là dịp để sinh viên nhà trường có điều kiện giao lưu học hỏi cũng như đánh giá đúng chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung, ngành toán học của nhà trường nói riêng. Từ năm 2012 – 2016 trường cử 05 đoàn sinh viên tham gia dự: Năm 2012 có 05 sinh viên đạt giải, trong đó có 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba. Năm 2013 có 06 sinh viên đạt giải, trong đó 01 giải nhất, 02 giải ba và 03 giải KK, xếp thứ nhất các trường Cao đẳng trong toàn quốc.Năm 2014 có 3 sinh viên đạt giải, trong đó có 02 giải ba và 01giải KK. Năm 2015 đạt 02 giải nhì, 02 giải ba. Năm 2016 đạt 01 giải nhì, 02 giải ba. Năm 2014 Lần đầu tiên, đoàn sinh viên dự thi Olympic môn Vật lý các trường ĐH, CĐ toàn quốc và đạt kết quả tốt với 01 giải nhì, 02 giải ba và 03 giải KK. Đây là tiền đề để các năm 2015, 2016 đoàn Olympic Vật lý đem lại nhiều kết quả cao:Năm 2015 đạt 02 giải nhì, 02 giải ba, 01 giải khuyến khích.Năm 2016 đạt 03 giải nhì, 03 giải ba.
..Trong 5 năm qua nhà trường đã 02 lần tham gia Hội giao lưu các trường Đại học, Cao đẳng cụm Trung Bắc tại Tuyên Quang và Yên Bái và đạt kết quả cao với trên 30 huy chương vàng các nội dung Olympic tiếng Anh, Toán học, Tin học, văn nghệ, nghiệp vụ sư phạm và luôn đứng đầu trong các trường cao đẳng cùng tham gia.
Kết quả đào tạo: Chất lượng đào tạo ổn định: Bình quân 5 năm: sinh viên xếp loại Xuất sắc: 0,22%, Giỏi: 14,9%, Khá: 35.7%, TBK: 32.8%, Trung bình: 13.6%, YK: 2,8%; Hàng năm, sinh viên tốt nghiệp ra trường đạt tỷ lệ 99,8% (Tốt nghiệp đợt 1 là 88-95%), trong đó: Hệ Cao đẳng chính quy: 2772 sinh viên, loại Giỏi 4,11%, Khá: 64,0%, Trung bình khá: 31,6%, Trung bình: 0,25%; Hệ trung cấp chính quy: 3922 học sinh, loại Giỏi 33,1%, Khá: 64,1%, Trung bình khá: 2,75%, Trung bình: 0%
; Các hệ khác: 595 , loại Giỏi 8,91%, Khá: 88,4%, Trung bình khá: 2,69%, Trung bình: 0%. Hầu hết sinh viên ra trường đảm nhận được công việc ở trường phổ thông, nhiều em đã được bổ nhiệm các vị trí quản lý nhà trường, là giáo viên giỏi các cấp.
Công tác nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế: Công tác nghiên cứu khoa học được chú trọng, kế hoạch hoạt động khoa học được xây dựng và điều chỉnh hàng năm, nhiều cán bộ giảng viên tích cực tham gia công tác NCKH theo định hướng đổi mới PPGD, viết tài liệu, ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng, viết bài đăng trên các báo, tạp chí, tham gia hội thảo,.. Trong 5 năm, có 02 đề tài cấp Bộ, 03 đề tài cấp tỉnh, 13 đề tài cấp trường, 5 đề tài cấp khoa, 02 đề tài cấp khoa, 83 tập bài giảng được triển khai thực hiện và nghiệm thu đều được đánh giá cao và xếp loại khá, tốt, đã được ứng dụng vào công tác quản lý, giảng dạy và học tập đạt hiệu quả. In 04 tập bài giảng, 02 kỷ yếu khoa học, 01 tập san nghiên cứu; Nhiều CBGV nhà trường tham gia viết bài nghiên cứu, bài báo. Trong 5 năm có 7 bài đăng trên tạp chí quốc tế, 13 bài trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và 61 bài trên các tập san, kỷ yếu hội thảo trong nước và khu vực; Tổ chức, phối hợp tổ chức nhiều Hội thảo khoa học về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quy trình thi, kiểm tra, đánh giá và đảm bảo chất lượng với nhiều báo cáo tham luận của cán bộ giảng dạy các bộ môn và các ý kiến trao đổi, phổ biến kinh nghiệm trong việc dạy học theo hướng tích cực hoá người học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. ( Tập huấn và công tác tự đánh giá và đảm bảo chất lượng năm 2012, Hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy Tiếng Anh 2014, Hội thảo mô hình trường học mới 2015…); Hoạt động Hợp tác quốc tế bước đầu có kết quả. Đã phối hợp tiếp nhận và sử dụng hiệu quả tình nguyện viên tiếng Anh chương trình Fullbright, đào tạo tiếng Việt cho lưu học sinh Lào, tiếp nhận đào tạo trình độ Cao đẳng cho lưu học sinh Lào, trao đổi thực tập sinh tiếng Anh với đại học Southern Louzon của Philippin.
Công tác tổ chức, xây dựng và phát triển đội ngũ: Nhà trường đã lãnh đạo thực hiện công tác tổ chức, cán bộ theo hướng kiện toàn dần bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường, các đơn vị phòng, khoa, trung tâm và tổ trực thuộc theo các quy định hiện hành. Trong giai đoạn 2012 – 2016 nhà trường thành lập mới Phòng Thanh tra, tách phòng ĐT-NCKH thành phòng Đào tạo và phòng QLKH-HTQT, tách tổ Bộ môn chung thành tổ Tâm lí giáo dục và tổ Lý luận chính trị, thành lập mới Trung tâm tư vấn tuyển sinh và Phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay nhà trường đã có 16 đơn vị (3 khoa, 8 phòng, 02 TT, 3 tổ) tổ chức thực hiện chức năng nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của một trường cao đẳng hiện nay; Nhà trường đã thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên; Xây dựng kế hoạch, có cơ chế khuyến khích về thời gian, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ viên chức của nhà trường.
Nhà trường đã xây dựng quy hoạch công tác cán bộ, trong 5 năm qua, nhà trường đã đề xuất UBND tỉnh bổ nhiệm 03 phó Hiệu trưởng; Nhà trưởng bổ nhiệm 26 lượt trưởng, phó các đơn vị (12 trưởng, 14 phó), luân chuyển 6 lượt cán bộ đơn vị phòng, khó, tổ, TT; tuyển dụng 34 giảng viên, hợp đồng lao động hàng chục lượt CBVC.
Nhà trường cùng các đoàn thể thường xuyên chăm lo bồi dưỡng đội ngũ CBVC về tư tưởng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý điều hành, tạo điều kiện cho CBGV học tập nâng cao trình độ, tham gia học tập thực tế, trao đổi kinh nghiệm... Thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với CBVC; (hỗ trợ hàng tháng ngoài lương cho mỗi CBVC từ 0,5 đến 1 triệu đồng cho đến hết năm 2015). Do vậy, đội ngũ CBGV của nhà trường đã trưởng thành về nhiều mặt, đang phát huy tác dụng tích cực.
Công tác thanh tra, kiểm tra: Ban thanh tra nhân dân, thanh tra đào tạo của nhà trường thường xuyên giám sát, kiểm tra việc thực hiện QCDC; quy chế thi, kiểm tra. Phòng Thanh tra đã thực hiện tốt chức năng tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến, giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lí và thực hiện các mặt công tác. Trong các năm qua đã thanh tra, kiểm tra các nội dung: Việc tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo, quy chế kiểm tra, đánh giá; Kiểm tra việc thực hiện nền nếp giảng dạy; tổ chức coi, chấm thi của các đơn vị và cá nhân; Kiểm tra toàn diện công tác quản lý các đơn vị là Khoa Xã hội, Tổ Thư viện và Tổ Kí túc xá sinh viên, khoa Tự nhiên, khoa Tiểu học, phòng Hành chính – Tổ chức. Qua thanh tra, kiểm tra, kiến nghị với Hiệu trưởng những vấn đề cần giải quyết, xử lý và những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung để tăng cường hiệu quả quản lý. Tham gia 03 lớp tập huấn về công tác thanh tra và pháp chế...Kết quả: các đơn vị và cán bộ giảng viên thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch làm việc, thời khoá biểu, hồ sơ giảng dạy theo quy định, nền nếp ra vào lớp được duy trì.
Công tác học sinh sinh viên: Nhà trường đã chú trọng làm tốt công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức học sinh, sinh viên, chỉ đạo tổ chức quản lý chặt chẽ theo Quy chế quản lý học sinh sinh viên của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Hàng năm, nhà trường tổ chức tốt Tuần giáo dục công dân HSSV, cung cấp cho HSSV đầy đủ các văn bản của Bộ GD ĐT, hướng dẫn của nhà trường có liên quan; phối hợp với địa phương đảm bảo an ninh, trật tự và quản lý tốt HSSV nội và ngoại trú; Nhà trường thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với HSSV về học bổng khuyến khích học tập, trợ cấp xã hội, hỗ trợ HSSV nghèo vượt khó,….Trong 5 năm có, 945 lượt HSSV được hưởng HBKKHT, 748 lượt HSSV được hưởng chế độ TCXH, 114 lượt HSSV hưởng HB Hội khuyến học,…với hơn 2 tỷ đồng; hàng nghìn lượt HSSV được xác nhận vay vốn tín dụng
; Hàng năm nhà trường đã tổ chức đánh giá, xếp loại rèn luyện của HSSV, quy trình đánh giá, xếp loại rèn luyện của HSSV đảm bảo công khai, dân chủ, chặt chẽ, đúng quy chế. HSSV có ý thức và tự giác trong học tập, rèn luyện theo mục tiêu giáo dục toàn diện, từng bước biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Kết quả có 97,56% HSSV xếp loại kết quả rèn luyện từ loại đạt yêu cầu trở lên, trong đó 85% từ tốt trở lên, không có HSSV vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội. Hơn 300 lượt HSSV được khen thưởng do đạt thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện, nhiều em được nhận học bổng Nguyễn Viết Xuân, Sao tháng giêng, sinh viên 5 tốt, hàng chục nghìn lượt HSSV tình nguyện tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện, đóng góp ủng hộ hàng trăm triệu đồng, hiến hàng nghìn đơn vị máu.
Công tác xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính có tiến bộ: Nhà cửa kiến trúc:Tổng diện tích của trường là 5,8 ha đủ đáp ứng nhu cầu đào tạo khoảng 5000 sinh viên của một trường cao đẳng đa ngành. Thực hiện đề án phát triển trường đến năm 2020, trường đã quy hoạch lại tổng thể và xây mới toàn bộ các công trình. Tính đến thời điểm 31/12/2015 nhà trường đã hoàn thành và đưa vào sử dụng thêm một số hạng mục công trình: Nhà điều hành; Thư viện; Nhà tập đa năng; Hội trường kiêm giảng đường lớn; Giảng đường 07 tầng; Nhà khách; Ký túc xá; Ký túc xá số 2; Nhà thí nghiệm thực hành; Nhà để xe đạp, xe máy, ô tô; Khu giảng đường cấp 3; Bể bơi; Sân vận động; Hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước, đường điện, nước, vườn hoa cây cảnh được sửa chữa, bổ sung, ... cơ bản đủ các điều kiện phục vụ đào tạo.
Thiết bị dạy học: từ năm học 2011-2012 đến nay, nhà trường tiếp tục đầu tư kinh phí để mua sắm thêm trang thiết bị văn phòng, thiết bị phục vụ dạy và học: thiết bị thí nghiệm và đồ dùng dạy học được bổ sung nhiều, số lượng phong phú, đáp ứng được công tác đào tạo các ngành học. Hiện tại trường có: 03 phòng Lab dạy ngoại ngữ với 110 máy; 03 phòng thí nghiệm Lý - Hóa – Sinh; 01 phòng học đàn với 50 đàn oocgan; 03 phòng thực hành tin học với 240 máy tính nối mạng; Thư viện hiện có 7750 đầu sách với 73.565 bản và 6200 cuốn tập bài giảng do CBGV nhà trường biên soạn, 32 loại báo, tạp chí cập nhật thường xuyên phục vụ đầy đủ nhu cầu nghiên cứu, tham khảo, giảng dạy và học tập của CBGV và HSSV. Các phòng học được trang bị đầy đủ máy chiếu đa phương tiện, máy vi tính nối mạng, hệ thống wifi phủ kín toàn trường đáp ứng nhu cầu làm việc, học tập, nắm bắt thông tin của CBVC, HSSV của nhà trường..; Nhà trường thực hiện phương pháp quản lý 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng), tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, lịch sự và nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động quản lý.
Công tác tài chính: Nhà trường thực hiện quản lý tài chính theo quy định tại Nghị định số: 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập có thu; Quản lý tài chính được Nhà nước giao và thực hiện chế độ chi tiêu tài chính theo quy định hiện hành. Trên cơ sở nguồn tài chính được sử dụng, chủ động xây dựng các định mức chi tiêu phù hợp, đảm bảo được hoạt động thường xuyên, tăng cường công tác quản lý sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng thu nhập cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên; Tổ chức công tác kế toán, thống kê, báo cáo tài chính và thực hiện công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
Công tác quản lý điều hành từng bước được đổi mới Thực hiện tốt cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành quản lý, CBVC và HSSV làm chủ. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế, quy định chuyên môn của ngành GD-ĐT được bàn bạc thống nhất, cụ thể hóa bằng các chương trình, kế hoạch công tác của Đảng ủy, các đơn vị chủ động triển khai.
Công tác bảo vệ an ninh quốc phòng được Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao để xây dựng và củng cố lực lượng bảo vệ an ninh. Hàng năm, nhà trường kiện toàn lực lượng bảo vệ an ninh trật tự đi vào nề nếp và hoạt động có hiệu quả không để xảy ra mất mát tài sản, trọng án cũng như các tệ nạn xã hội trong địa bàn nhà trường cũng như phạm vi vùng lân cận. Việc quản lý, giáo dục học sinh - sinh viên thường xuyên được quan tâm vì vậy trong những năm học qua và đặc biệt là năm học 2015 - 2016 không có học sinh - sinh viên vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội.
2. Những biện pháp trong tổ chức thực hiện đạt được thành tích; các phong trào thi đua đã được áp dụng trong thực tiễn hoạt động của nhà trường Để đạt được những thành tích nêu trên, nhà trường đã không ngừng củng cố, đổi mới phương thức quản lý hoạt động và điều hành, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới của nhà trường; Trong công tác tuyển sinh nhà trường thường xuyên vượt kế hoạch giao do đã chủ động tích cực thông tin trên phương tiện truyền hình, đài, báo; cử cán bộ, giáo viên trực tiếp xuống địa bàn xã, phường, thị trấn, các trường THPT để tuyên truyền phổ biến; Công tác xây dựng cơ sở vật chất: Nhà trường thực hiện việc đầu tư trang thiết bị tiên tiến hiện đại phục vụ cho việc dạy và học. Đồng thời tổ chức phát động xây dựng thiết bị dạy học tự làm của cán bộ, giáo viên, học sinh để nâng cao tính chủ động, sáng tạo cho cán bộ, giáo viên, HSSV. Trong công tác đào tạo nhà trường tích cực chủ động biên soạn chương trình, giáo trình của các ngành nghề đang đào tạo ở. Nhà trường đã sử dụng phần mềm trong việc quản lý hồ sơ, sổ sách đào tạo giúp công việc thuận tiện, nhanh chóng, chính xác. Nhà trường thường xuyên chú trọng việc thực hiện các quy định về đào tạo như việc thực hiện đúng quy định về sổ sách và hồ sơ giáo viên, kiểm tra việc thực hiện của từng giáo viên để nhắc nhở, uốn nắn kịp thời. Nâng cao chất lượng đào tạo nhà trường tập trung vào hai biện pháp chính là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đảm bảo trang thiết bị, vật tư đáp ứng yêu cầu đào tạo. Ngoài ra nhà trường còn chú ý việc đổi mới chương trình đào tạo, tăng cường công tác quản lý học sinh sinh viên. Nhà trường tăng cường dự giờ, bình giảng, thường xuyên bố trí, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham dự các lớp bồi dưỡng trình độ chuyên môn, tiếp cận với thiết bị dạy nghề tiên tiến, hiện đại. Nhà trường đã tổ chức nhiều phong trào thi đua thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động như phong trào thi đua: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", phong trào "Thi đua dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt", ..., toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh sinh viên trong toàn trường ra sức phấn đấu, xây dựng tập thể nhà trường vững mạnh. Hàng năm đều tổ chức Hội giảng cấp Trường, chọn cử giáo viên tham dự Hội giảng cấp Tỉnh và quốc gia, tổ chức Thi sinh viên giỏi cấp trường, chọn cử sinh viên đi thi Olympic Toán học, Vật lí cấp quốc gia và đạt được kết quả cao.
3. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên; hoạt động xã hội, từ thiện. Nhà trường đã quán triệt, triển khai và thực hiện tốt đường lối, chủ chương, chính sách, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, Đảng viên, giáo viên, công nhân viên, học sinh - sinh viên trong toàn trường. Nhờ đó trong những năm qua không có CBVC và học sinh sinh viên nào của nhà trường vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội.
Thường xuyên quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Hàng năm tổ chức cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên đi tham quan du lịch, học tập kinh nghiệm các trường tiên tiến trong toàn quốc; tổ chức thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách; toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh - sinh viên trong toàn trường tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện như: hiến máu, tình nguyện; đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, chất độc da cam, ủng hộ đồng bào lũ lụt ... mỗi năm đóng góp ủng hộ các quỹ và tham gia tình nguyện, tặng quà gia đình chính sách gần 100 triệu đồng.
4. Hoạt động của tổ chức Đảng, đoàn thể Công tác Đảng: Tổng số Đảng viên trong toàn đảng bộ là: 95 người. Nội bộ đoàn kết thống nhất; thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng; Thực hiện tốt chế độ tự phê bình và phê bình, kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực xã hội như tham nhũng, quan liêu, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân. Luôn quan tâm đến việc cử cán bộ, giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện tại, làm cơ sở cho việc xây dựng loại hình nhà trường ở bậc cao hơn; Công tác bồi dưỡng phát triển đảng viên mới, đặc biệt là đội ngũ giảng viên trẻ, sinh viên thực hiện tốt. Trong 5 năm, đảng bộ đã cử hàng trăm lượt CBGV và 770 lượt HSSV tham gia các lớp học tập tìm hiểu về Đảng do Trung tâm bồi dưỡng chính trị thị xã Phúc Yên tổ chức; bồi dưỡng lý luận chính trị cao cấp 03 đồng chí, trung cấp 06 đồng chí, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới sau kết nạp là 51 đồng chí. 15 lượt bí thư chi bộ dự bồi dưỡng tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ; Liên tục trong 5 năm qua công tác Đảng nhà trường đã được: Đảng bộ và các chi bộ 5 năm liền đạt đơn vị trong sạch vững mạnh,7 lượt chi bộ được BTV Thị ủy Phúc Yên tặng Giấy khen đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh 5 năm liền, 10 lượt cán bộ đảng viên được BTV Thị ủy Phúc Yên tặng Giấy khen HTXS nhiệm vụ 5 năm liền, 01 chi bộ và 02 sinh viên được BTV Thị ủy Phúc Yên tặng Giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Công tác Công đoàn: Số lượng cán bộ, giáo viên hiện nay là 187 người (cả hợp đồng). Hàng năm Công đoàn kết hợp cùng Chính quyền tổ chức tốt đợt học tập các Chỉ thị, Nghị quyết, các phát động phong trào thi đua “dạy tốt học tốt”, phong trào "văn hóa văn nghệ, TDTT" nhằm ôn lại truyền thống yêu nước, lịch sử vẻ vang của công đoàn. Trong năm qua Công đoàn đã cùng Chính quyền đảm bảo đúng đủ các chế độ chính sách về tiền lương, tiền thưởng, đóng BHXH, BHYT cho 100% CNV - LĐ. Giải quyết kịp thời các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe, tổ chức cho CNV - LĐ đi tham quan học tập, đóng góp xây dựng các quỹ trên 100 triệu đồng. Trong 5 năm qua công đoàn nhà trường luôn được công nhận là đơn vị vững mạnh, được tặng 01 cờ thi đua của Liên đoàn lao động tỉnh, Bằng khen CĐGD Việt Nam, Liên đoàn lao động tỉnh, nhiều công đoàn viên được tặng Bằng khen, Giấy khen của các cấp công đoàn.
Công tác Đoàn thanh niên; Với số lượng gần 4000 đoàn viên thanh niên hàng năm, có độ tuổi từ 18 đến 22. Đội ngũ cán bộ đoàn có năng lực, nhiệt tình trong công tác. Bám sát chủ đề năm học “Tuổi trẻ học đường viết tiếp trang sử vẻ vang của Đoàn, vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới”. Mỗi năm tham gia 03 đợt hiến máu tình nguyện với hàng trăm đơn vị máu; tặng quà cho gia đình chính sách nhân ngày thương binh liệt sĩ (27/7); ủng hộ đồng bào miền Trung, chất độc màu da cam, trẻ em nghèo Vĩnh Phúc....Hàng năm tham gia Công tác tình nguyện "Mùa hè xanh" với số lượng 40 ĐVTN; tham gia tiếp sức mùa thi với số lượng 40 ĐVTN; tham gia tình nguyện hè tại các xã vùng sâu vùng xa với số lượng 60 ĐVTN với chủ đề "Tuổi trẻ trường Cao Vĩnh Phúc tình nguyện về an sinh xã hội; tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, chung sức xây dựng nông thôn mới". Đoàn trường rất vinh dự được Trung ương đoàn tặng Bằng khen và nhiều Bằng khen của Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc, UBND tỉnh Vĩnh Phúc, giấy khen của Thị đoàn Phúc Yên.
Hội sinh viên: Công tác Hội và phong trào sinh viên của nhà trường đã có những bước phát triển mới, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của HS-SV, gắn với nhiều sự kiện quan trọng đó là thi đua lập nhiều thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp và kỷ niệm 85 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đây chính là điều kiện thuận lợi để Hội Sinh viên Trường thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt vì sự phát triển của sinh viên và tổ chức Hội Sinh viên. Với tinh thần đó, BCH Hội đã tích cực mời nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm nói về thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mỹ, mời các giảng viên nói chuyện cho sinh viên về tác hại của ma túy, HIV/AIDS; nói chuyện, tuyên truyền về ATGT. Chỉ đạo đội anh ninh trật tự làm nhiệm vụ đôn đốc, nhắc nhở sinh viên tham gia, thực hiện tốt nội quy và các quy định của nhà trường; Trong 5 năm qua BCH Hội sinh viên, BCH Đoàn trường đã giới thiệu770 lượt HSSV tham gia các lớp học tập tìm hiểu về Đảng do Trung tâm bồi dưỡng chính trị thị xã Phúc Yên tổ chức và có 16 sinh viên được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng. Riêng năm 2015 có 09 sinh viên đứng trong hàng ngũ của Đảng
; Với những hoạt động tích cực. trong những năm học qua, nhiều cá nhân và tập thể đã được TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, TW Hội sinh viên Việt Nam, tỉnh Đoàn Vĩnh Phúc, Hội sinh viên Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc, thị Đoàn Phúc Yên, Ban Giám hiệu Nhà trường, tặng cờ thi đua, bằng khen, giấy khen và những phần thưởng khác.
Trong quá trình công tác nhiều năm, trường Cao đẳng Vĩnh Phúc luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được nhiều cấp, ngành khen thưởng: Năm 2007 nhà trường vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Đặc biệt 5 năm học gần đây nhà trường được khen thưởng như sau: 5 năm liền đạt danh hiệu đơn vị Lao động TTXS cấp tỉnh; Năm 2011 được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Cờ thi đua; Năm 2012 được Chính phủ tặng cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua, Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen về công tác y tế trường học; 37 lượt đơn vị đạt Tập thể TTXS (02 đơn vị được tặng Cở thi đua của UBND tỉnh, 12 lượt tập thể được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen); 220 lượt CBVC đạt danh hiệu CSTĐ các cấp (01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 30 Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh).
Nhìn lại chặng đường 20 năm, chúng ta rất tự hào về trường Cao đẳng Vĩnh Phúc. Để có được trường CĐVP như hôm nay, có công đóng góp của nhiều thế hệ thầy trò, có nhiều thây cô giáo đã cống hiến cả tuổi trẻ cho nơi đây. Hai mươi năm qua, có người thành đạt trong sự nghiệp, có người chưa, có nhiều người may mắn, hạnh phuc, nhưng cũng có những người còn vất vả gian truân; có người sự nghiệp còn đang hứa hẹn ở phía trước, nhưng có người đã ra đi mãi mãi. Cho dù hiện nay ở cương vị công tác nào, sống trong hoàn cảnh nào, nhưng những người đã từng ở trường CĐVP vẫn có chung nhiều kỷ niệm đẹp về những ngày sống tình nghĩa, gắn bó, đồng cam cộng khổ vì sự nghiệp chung.