Điều chỉnh hướng dẫn Áp dụng quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy

(Ban hành theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 26/6/2006)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH PHÚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
                  Số:           /HD-ĐT                                            Phúc Yên, ngày       tháng 11 năm 2014

DỰ THẢO
 
 
 
Điều chỉnh hướng dẫn  
Áp dụng quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy
 (Ban hành theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 26/6/2006)
 
 
Căn cứ Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy ban hành theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ tình hình thực tế thực hiện Hướng dẫn số 273/ĐT-CĐSP ngày 20/08/2007 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc về việc áp dụng Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy;
Trên cơ sở nghiên cứu những ý kiến đóng góp của các đơn vị phòng, khoa và tổ chuyên môn, Nhà trường thống nhất điều chỉnh Hướng dẫn số 273/ĐT-CĐSP ngày 20/08/2007 về việc thực hiện Quy chế 25 từ năm học 2014-2015 như sau:
I. Quy định chung
            - Thời điểm áp dụng: Hướng dẫn áp dụng quy chế này được thực hiện đối với các ngành đào tạo cao đẳng hệ chính quy từ năm học 2014 - 2015.
            - Nội  dung: Các nội dung về đào tạo cao đẳng chính quy không nêu trong hướng dẫn này được thực hiện theo Quy chế 25 (QC25).
II. Hướng dẫn thực hiện
1. Cách đánh giá học phần:
1.1. Đối với các học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành:
1.1.1. Điểm đánh giá bộ phận (ĐBP) bao gồm:
- Điểm đánh giá chuyên cần, ý thức thái độ tham gia học tập (ĐCC), có 01 điểm đánh giá theo thang điểm 10,  bao gồm:
+ Phần đánh giá chuyên cần (PCC ) tối đa được 5 điểm, tính theo bảng sau:
 
Số tiết nghỉ Điểm
≥ 20% tổng số tiết 0
Từ 16% đến dưới 20% 1
Từ 12% đến dưới 16% 2
Từ 8% đến dưới 12% 3
Từ 4% đến dưới 8% 4
< 4% 5
      
+ Phần đánh giá ý thức thái độ học tập (PYT): Sinh viên có ý thức chuẩn bị bài tốt, tham gia tích cực các hoạt động học tập, chấp hành tốt nội quy khi kiểm tra, … đạt tối đa 5 điểm. Nếu chây lười học tập hoặc vi  phạm nền nếp học tập, quy chế kiểm tra, … thì tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà trừ  từ  20% đến 100%  (tương ứng từ 1 đến 5 điểm). Phần đánh giá ý thức thái độ học tập chỉ đạt điểm tối đa (PYT = 5 điểm) khi phần đánh giá chuyên cần đạt từ 2 điểm trở lên ( PCC ≥ 2 ).
      + ĐCC = PCC + PYT
- Điểm kiểm tra thường xuyên (hoặc điểm đánh giá thực hành):
      + Học phần có khối lượng từ 1 đến 3 đơn vị học trình thì có 01 điểm  kiểm  tra thường xuyên (hình thức KTTX có thể là vấn đáp, viết,..).
+ Học phần có khối lượng từ 4 đơn vị học trình trở lên thì có 02 điểm  kiểm  tra thường xuyên (hình thức KTTX có thể là vấn đáp, viết,..).
Sinh viên không dự kiểm tra bài nào thì nhận điểm 0 bài đó. Bài kiểm tra thường xuyên phải lưu tại Khoa ít nhất 1 năm.
1.1.2. Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần (thực hiện theo Điều 11 của Quy chế 25)
- Điều kiện để sinh viên được dự thi kết thúc học phần là điểm đánh giá bộ phận (ĐBP)  của học phần ≥ 5 .
- Điểm thi kết thúc học phần ký hiệu là ĐTHP.
- Sinh viên không đủ điều kiện dự thi kết thúc học phần và sinh viên vắng mặt không có lý do chính đáng trong kỳ thi coi như đã dự thi 1 lần và nhận điểm 0 (ĐTHP = 0) trong kỳ thi chính. Sinh viên không đủ điều kiện dự thi kết thúc học phần nào phải đăng ký học, kiểm tra bổ sung học phần đó với Khoa ngay sau khi kết thúc môn học (Khoa chủ động bố trí để giảng viên bộ môn dạy, kiểm tra bổ sung); Những sinh viên này sau khi được xác nhận đủ điều kiện dự thi và sinh viên vắng mặt không có lý do chính đáng ở kỳ thi chính chỉ được dự thi 1 lần ở kỳ thi phụ sau đó.
Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng ở kỳ thi chính nếu được nhà trường cho phép được dự thi ở kỳ thi phụ sau đó và được tính là thi lần đầu.
- Những sinh viên có điểm học phần dưới 5 (ĐHP < 5) sau kỳ thi chính phải thi lại bài thi kết thúc học phần tại kỳ thi phụ, điểm bộ phận (ĐBP) vẫn giữ nguyên. Kỳ thi phụ được tổ chức sau kỳ thi chính 3 tuần.
1.1.3. Cách tính điểm học phần (ĐHP):
- Điểm đánh giá bộ phận làm tròn đến phần nguyên:
                                            ĐCC + A1 + A2 + …. + An
               ĐBP     =           -----------------------------------
                                                                n + 1
            Trong đó :    A1, A2 ,…, An là các điểm kiểm tra thường xuyên
                                    n là số lần kiểm tra thường xuyên (n =1 hoặc n = 2 ).
- Điểm học phần làm tròn đến phần nguyên:
 
                                                                ĐBP + 2. ĐTHP
                        ĐHP     =              -----------------------------
                                                                            3
1.2. Các học phần chỉ có thực hành: Điểm  học phần (ĐHP) là trung bình cộng của điểm chuyên cần và điểm của các bài thực hành làm tròn đến phần nguyên.
 
2. Việc tổ chức học và thi trả nợ:
- Những sinh viên có điểm học phần nào dưới 5 (ĐHP < 5) sau hai lần thi (kỳ thi chính và kỳ thi phụ) phải học lại học phần đó như học phần mới. Sinh viên phải viết đơn xin học lại học phần đó và nộp về Khoa, Khoa chủ động cử giảng viên, bố trí lịch dạy, học lại và đánh giá như một học phần mới (theo quy định tại hướng dẫn này) ngay khi có kết quả môn học (ĐHP) của kỳ thi phụ.  
            - Nhà trường tổ chức thi trả nợ lần 1 làm 2 đợt trong năm học:
+ Đợt 1: Trước khi vào năm học mới cho những học phần kỳ 1, 2 (sinh viên năm thứ nhất), kỳ 3,4 (sinh viên năm thứ 2).
            + Đợt 2: Trước khi thi tốt nghiệp lần 1 cho những học phần kỳ 5 (sinh viên năm thứ ba).
- Đối với sinh viên học lại ở kỳ 6 sẽ được thi trả nợ trước khi thi tốt nghiệp lần 2 theo khóa học.
- Việc thi trả nợ lần 2 cho tất cả các học phần được thực hiện vào trước khi thi tốt nghiệp lần 2 theo khóa học.
3. Việc xét được học tiếp, được tạm ngừng học hoặc bị buộc thôi học của sinh viên.
            - Các điều kiện để xét sinh viên được học tiếp, được nghỉ học tạm thời, được tạm ngừng học hoặc bị buộc thôi học được thực hiện theo Điều 6 của QC 25.
            - Đối với sinh viên bị ngừng học được xếp trong danh sách lớp sinh viên cùng ngành học ở khóa sau để thuận tiện cho quá trình học tập và quản lý. Đối với trường hợp không có cùng chuyên ngành khóa sau thì Hiệu trưởng xem xét và quyết định.
4. Việc tổ chức thi và công nhận tốt nghiệp:
4.1. Điều kiện để được thi tốt nghiệp khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:
            Sinh viên đã tích luỹ đủ (sinh viên đã học và được kết luận đủ điều kiện dự thi học phần) số học phần quy định cho chương trình.
4.2. Môn thi và khối lượng kiến thức:
            - Kiến thức chuyên môn : 6 đvht
            - Kiến thức cơ sở ngành : 6 đvht
            - Các môn Lý luận chính trị (tương đương 2 đvht): điều kiện để xét tốt nghiệp.
            - Cấu tạo nội dung:
            Nội dung thi tốt nghiệp của mỗi phần kiến thức chuyên môn và kiến thức cơ sở ngành được tổng hợp từ 3 đến 5 học phần bắt buộc trong khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp của ngành đào tạo tương ứng.
4.3. Cấp bằng tốt nghiệp, bảo lưu kết quả học tập và chuyển loại hình đào tạo:
            - Bằng tốt nghiệp được cấp theo Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành theo Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT  ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
            - Những sinh viên chưa được công nhận tốt nghiệp do chưa hoàn thành các môn thi tốt nghiệp, còn nợ môn hoặc các chứng chỉ GDQP và GDTC nhưng đã hết thời gian tối đa được phép học, trong thời hạn 3 năm tính từ ngày kết thúc khóa học, được trở về trường trả nợ để đủ điều kiện xét tốt nghiệp cùng với sinh viên các khóa dưới.
            - Sinh viên không tốt nghiệp hoặc bị buộc thôi học vì lý do học tập được quyền xin xét chuyển qua các chương trình ở trình độ thấp hơn hoặc qua các chương trình GDTX tương ứng. Thời gian học tập được  tính lại từ đầu nhưng vẫn được bảo lưu một phần hoặc toàn bộ kết quả học tập ở chương trình cũ.
III. Nhiệm vụ của giảng viên, khoa, phòng:
1. Đối với giảng viên, sau khi giảng dạy xong học phần
- Hoàn thành sổ điểm bộ môn (đã tính điểm đánh giá bộ phận), lập danh sách sinh viên không đủ điều kiện dự thi kết thúc học phần nộp về Khoa. Sinh viên có tên trong sổ điểm của nhà trường nhưng không đến dự học và kiểm tra, giảng viên bộ môn cho điểm 0 tương ứng với số lần cho điểm theo quy định tại hướng dẫn này để tính điểm đánh giá học phần và điều kiện dự thi.
            -  Làm đề thi học phần và đáp án theo đúng mẫu quy định của Nhà trường với số lượng 01 đề + đáp án/01 ĐVHT   nộp về Khoa (theo môn).
            - Vào điểm và tính điểm học phần.
2. Đối với Khoa
            - Nộp sổ điểm bộ môn đã có điểm đánh giá bộ phận, đề thi và đáp án các học phần về Phòng  Khảo thí và ĐBCL trước kì thi kết thúc học phần 03 ngày.
            - Báo cáo điều kiện thi kết thúc học phần, lập danh sách sinh viên không đủ điều kiện dự thi, danh sách sinh viên phải thi lại, danh sách CBGV coi thi, chấm thi về Phòng Khảo thí  và ĐBCL trước mỗi kỳ thi 03 ngày.
- Tính điểm TBC học tập của sinh viên theo từng học kì, năm học và khóa học.
3. Phòng Khảo thí và ĐBCL
                Quản lý việc tổ chức làm đề, coi thi và chấm thi theo đúng quy chế hiện hành và báo cáo nhà trường bằng văn bản kết quả của từng kỳ thi chậm nhất 1 tuần sau khi thi xong.
4. Phòng Đào tạo
                Quản lý việc xây dựng , thực hiện kế hoạch đào tạo và quy chế đào tạo theo quy định.
Văn bản này thay cho Hướng dẫn số 273/ĐT-CĐSP ngày 20/08/2007 của Hiệu trưởng về việc áp dụng Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy. Trong quá trình thực hiện, Phòng Đào tạo thu thập ý kiến của CBGV, điều chỉnh, bổ sung để việc thực hiện Quy chế ngày càng phù hợp hơn.
 
 
Nơi nhận                                                                              HIỆU TRƯỞNG
- Lãnh đạo(b/c);
- Các Khoa, Phòng,Tổ,TT (t/h);
- Giảng viên(t/h);
- Các lớp SV(t/h);
- Lưu:  VT+ ĐT.

Tác giả bài viết: Đào tạo