Phòng Thanh tra trường Cao đẳng Vĩnh Phúc có quyết định thành lập và hoạt động từ tháng 10 năm 2013. Đội ngũ cán bộ giảng viên của phòng hiện tại có 03 người (trong đó 01 thạc sỹ Quản lý giáo dục, 01 thạc sỹ Tin học và 01 thạc sỹ Triết học).
THÔNG TIN PHÒNG THANH TRAI. TỔ CHỨC:1. Giới thiệu phòng: Tên đầy đủ: Phòng Thanh tra Địa điểm: Tầng 3, nhà điều hành
Điện thoại: 0211.3.868.290
2. Nhân sự:
*
Nhà giáo Phùng Quang Thơm – Trưởng phòng Thanh tra.
Sinh năm: 1957 Chuyên ngành: Đại học sư phạm toán. Học vị: Thạc sỹ Quản lý giáo dục. Mobile: 0988.867.576 Email:phungquangthom@gmail.com | |
*
Nhà giáo Lương Thị Song Vân – Phó phòng Thanh Tra.
Sinh năm: 1974 Chuyên ngành: Đại học sư phạm Toán -Tin. Học vị: Thạc sỹ Tin học. Mobile: 0986.970.555 Email: luongthisongvan@gmail.com | |
*
Nhà giáo Phạm Văn Quân – Chuyên viên.
Sinh năm: 1982 Chuyên ngành: Đại học sư phạm GDCT. Học vị: Thạc sỹ Triết học. Mobile: 0987.952.666 Email: quangdct@gmail.com | |
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH:Phòng Thanh tra trường Cao đẳng Vĩnh Phúc có quyết định thành lập và hoạt động từ tháng 10 năm 2013. Đội ngũ cán bộ chuyên viên của phòng hiện tại có 03 người
(Trong đó 01 thạc sĩ Quản lý giáo dục, 01 thạc sĩ Tin học và 01 thạc sĩ Triết học). 1. Chức năng- Phòng thanh tra là bộ phận chức năng có nhiệm vụ tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến, giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý và thực hiện các mặt công tác thanh tra.
2. Nhiệm vụ- Trình Hiệu trưởng ban hành theo thẩm quyền và chuẩn bị các hồ sơ để Hiệu trưởng trình các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản thuộc lĩnh vực công tác thanh tra.
- Trình Hiệu trưởng chương trình, kế hoạch thanh tra về: thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục; thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế đào tạo, quy chế thi cử; cấp văn bằng, chứng chỉ; thực hiện các quy trình về giáo trình, bài giảng; thực tập và thực tập sư phạm; việc quản lý tài chính, tài sản; khoa học công nghệ, công tác tổ chức cán bộ và điều kiện cần thiết khác đảm bảo chất lượng giáo dục.
- Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra sau khi Hiệu trưởng phê duyệt bằng hai hình thức thanh tra thường xuyên và thanh tra đột xuất. Theo dõi, tổng hợp tình hình công tác thanh tra định kỳ và báo cáo Hiệu trưởng.
- Tổ chức các họat động thanh tra theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng trong phạm vi trách nhiệm do Luật Thanh tra, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học quy định.
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật giáo dục đối với cá nhân, đơn vị trong trường. Qua họat động thanh tra, kiến nghị với Hiệu trưởng những vấn đề cần giải quyết, xử lý và những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung trong các quy định quản lý, trong các biện pháp chỉ đạo để tăng cường hiệu quả quản lý.
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ được giao đối với các đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của trường. Thanh tra các vụ việc khác do Hiệu trưởng giao.
- Chủ trì giúp Hiệu trưởng giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
- Chủ trì tổ chức việc thanh tra, kiểm tra thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn, quy chế thi; công tác quản lý, cấp phát và thu hồi văn bằng, chứng chỉ…
- Giúp Hiệu trưởng chỉ đạo phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì xây dựng và thực hiện các đề án, dự án, chương trình thuộc lĩnh vực thanh tra; phối hợp với Ban Thanh tra nhân dân và các đơn vị có liên quan, tham gia và theo dõi hoạt động của các đề án, dự án, chương trình có thành phần Phòng Thanh tra.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan dự án chương trình xây dựng các văn bản quy định nội bộ của trường.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong trường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực giáo dục.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan dự án xây dựng kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện pháp luật của các đơn vị trong trường; theo dõi và đôn đốc việc thực hiện pháp luật, tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật trong trường.
- Tham gia ý kiến với các cơ quan, đơn vị có liên quan về việc xử lý các vi phạm pháp luật trong Trường.
- Trưởng phòng Thanh tra được thừa lệnh Hiệu trưởng ký các thông báo thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của Phòng lưu hành trong nội bộ trường.
3. Cơ cấu nhân sựCơ cấu nhân sự từ 04 người trở lên. Trong đó: 01 Trưởng phòng; 01 Phó trưởng phòng; Chuyên viên và các nhân viên.
III- SƠ LƯỢC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢNCông tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm trong nhà trường.- Công tác thanh tra, kiểm tra:Hàng năm, phòng Thanh tra lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra nội bộ nhà trường với các nội dung như: công tác thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp, các kỳ thi học phần, công tác quản lý, hồ sơ sổ sách của các đơn vị, nề nếp dạy và học,… Sau kiểm tra có báo cáo cụ thể bằng văn bản và có đề xuất kiến nghị những nội dung cần thiết. Kết quả thanh tra, kiểm tra đã góp phần ổn định và phát triển nhà trường theo mục tiêu chung. Không có tồn tại lớn tồn đọng không giải quyết được.
- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong từng vụ việc được giải quyết đúng quy trình, dứt điểm từng vụ kịp thời, ví dụ:
+ Giải quyết đơn tố cáo của giáo viên nhà trường tố cáo sai phạm về chuyên môn. Đã kết luận số 633/KL-CĐVP ngày 24/12/2013 và yêu cầu chấm dứt tố cáo của Thanh tra tỉnh VP (Số 99/BC-TTr, ngày 05/12/2014).
+ Giải quyết đơn đề nghị của sinh viên về chuyên môn. Nhà trường đã giải quyết dứt điểm sự việc và có kết luận số 115/KL-TTr, ngày 06/8/2015.
+ Đơn của một công dân tố cáo sinh viên “xâm phạm luật hôn nhân và gia đình”. Sự việc đã được giải quyết dứt điểm và có kết luận số 127/KL-TTr ngày 24/8/2015.
(PHÒNG THANH TRA)