Trang nhất » Phòng ban » Phòng CTSV

Công tác giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường Cao đẳng Vĩnh phúc năm 2015.

Thứ tư - 08/04/2015 21:01
Sinh viên tham gia hướng dẫn ATGT

Sinh viên tham gia hướng dẫn ATGT

Thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Chính phủ, của Bộ giao thông.., Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường năm 2015.
Thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Chỉ thị số 52/2007/CT-BGDĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục; Chương trình phối hợp số 235/CTPH/UBATGTQG-BGDĐT ngày 05/8/2013 giữa Ủy ban ATGT Quốc gia và Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác giáo dục ATGT trong trường học giai đoạn 2013-2018; Kế hoạch số 108/KH-BGDĐT ngày 04 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện công tác giáo dục an toàn giao thông  trong nhà trường năm 2015. Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường năm 2015.
 
Giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường năm 2015 nhằm mục đích: Tuyên truyền và quán triệt đầy đủ và sâu sắc tới toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên nhà trường những nội dung trong các công văn chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban An toàn Quốc gia về  việc thực hiện công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học năm 2015; Nâng cao nhận thức, ý thức và thái độ khi tham gia giao thông trong học sinh, sinh viên. Hạn chế học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, góp phần giảm thiểu vi phạm an toàn giao thông, tai nạn giao thông trong học sinh, sinh viên nhà trường; Tạo thói quen để cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên thực hiện tốt "Văn hoá giao thông".
Yêu cầu: Bám sát nội dung, yêu cầu của Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ, Kế hoạch triển khai công tác của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia năm 2015, kết hợp giáo dục chính khóa với các hoạt động ngoại khóa, lồng ghép giáo dục an toàn giao thông với các cuộc vận động, các phong trào thi đua lớn của Ngành và các hoạt động của nhà trường; Tăng cường phối hợp, phát huy vai trò của các tổ chức trong nhà trường, đặc biệt là các tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho sinh viên; Bổ sung, hoàn thiện các điều kiện đảm bảo cho công tác giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, băng đĩa, phim ảnh, panô, khẩu hiệu… để nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2015; Đối trượng thực hiện: Toàn thể cán bộ, giáo viên và sinh viên nhà trường với các nội dung phổ biến, tuyên truyền, giáo dục
1. Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ
Quy định về điều kiện được điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.
Các kỹ năng điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và phương tiện xe hai bánh chạy bằng điện an toàn và việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm.
Quy định về nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở khi điều khiển ô tô, mô tô và xe gắn máy.
Phổ biến cho sinh viên các kiến thức về bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông; cảnh báo các lỗi vi phạm thường mắc phải, nguy cơ tai nạn và hậu quả phải gánh chịu khi vi phạm; văn hóa khi tham gia giao thông.
2. Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt
Tuyên truyền, giáo dục sinh viên thực hiện nghiêm túc quy định về việc bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, đặc biệt là các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt, tự ý di chuyển hoặc làm sai lệch các công trình, thiết bị báo hiệu, biển báo hiệu cố định trên đường sắt; treo, phơi, đặt vật làm che lấp hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thông đường sắt; không vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng, vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh, để vật chướng ngại, chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Không đi, đứng, nằm, ngồi trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và các vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy; đi, đứng, nằm, ngồi trên đường sắt, ném đất, đá hoặc các vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống.
3.  Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa
Tuyên truyền, giáo dục sinh viên khi đi đò phải mặc áo phao, dụng cụ cứu sinh; chấp hành nghiêm túc các quy định về bảo đảm an toàn khi sử dụng phương tiện.
Chỉ đạo, triển khai việc phòng tránh tai nạn đuối nước trong, sinh viên. Đặc biệt quan tâm vào mùa mưa lũ việc tổ chức cho sinh viên khi đi tham quan, học tập thực tế tuyệt đối an toàn…
Hình thức thực hiện : Tuyên truyền trên hệ thống phát thanh của nhà trường, tiếp sóng đài tiếng nói Việt Nam các bản tin về trật tự an toàn giao thông để mọi người đều được biết; Lồng ghép các Chỉ thị, Kế hoạch, Chương trình hành động vào chương trình dạy chính khoá và ngoại khoá cho sinh viên; Mời báo cáo viên của phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh về tuyên truyền, phổ biến Luật Giao thông, các Chỉ thị, Kế hoạch, Chương trình hành động của các cấp tới toàn thể cán bộ, giáo viên và sinh viên nhà trường trong tuần "Sinh hoạt công dân - học sinh, sinh viên" đầu năm học; Tổ chức cho cán bộ, giáo viên và sinh viên ký cam kết không vi phạm Luật Giao thông; Tổ chức cho cán bộ, giáo viên và sinh viên tham gia Lễ ra quân tháng An toàn giao thông được ủy ban nhân dân thị xã Phúc Yên tổ chức hàng năm; Treo panô, khẩu hiệu, băng giôn trong khu vực nhà trường; Tham gia các cuộc thi tìm hiểu về Luật an toàn giao thông do cấp trên phát động; Nêu gương người tốt việc tốt trong phong trào chấp hành Luật Giao thông; Có đánh giá sơ kết, tổng kết định kỳ theo học kỳ và hàng năm, tuyên dương kịp thời những cá nhân, tập thể đạt thành tích cao trong việc chấp hành Nghị quyết, Chỉ thị trên. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm Luật Giao thông, không xếp loại thi đua đối với những trường hợp vi phạm Luật Giao thông khi có thông báo của cơ quan chức năng gửi về, định kỳ báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện của nhà trường.
Tổ chức thực hiện: Phòng Công tác sinh viên tham mưu cho Ban giám hiệu, thực hiện kế hoạch theo những nội dung đã xây dựng; Các đơn vị Phòng, Khoa, Tổ, Trung tâm, ĐTN Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên xây dựng kế hoạch, triển khai tới toàn thể cán bộ giáo viên và  sinh viên của đơn vị, có đánh giá tổng kết báo cáo nhà trường  trước ngày 20/6 và 10/12/2015 (thông qua phòng Công tác sinh viên), để nhà trường báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30/6 và 15/12/2015.
 
Nguyễn Ngọc Thụ
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a







 

Bộ đếm

Đang truy cậpĐang truy cập : 11


Hôm nayHôm nay : 1191

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 30053

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4763142

Văn bản chỉ đạo các cấp

Văn bản học tập chính trị
Học chế tín chỉ
Danh sách giảng viên cơ hữu
DANH SÁCH THÍ SINH ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN SINH CAO ĐẲNG 2015
Thông báo tuyển sinh
Chuan dau ra cac nganh
Bo ngoai giao
vinades