Một số vấn đề lý luận về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học cho sinh viên ngành sư phạm trường cao đẳng vĩnh phúc
- Thứ sáu - 25/09/2015 10:11
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
1. Một số vấn đề về phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học
Lý luận dạy học hiện đại không chỉ khẳng định vai trò phương pháp dạy của người thầy mà còn rất chú trọng và đánh giá cao vai trò, phương pháp của người học, đây là khâu trọng yếu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy - học và quá trình hình thành bản lĩnh, năng lực của người học. Thông qua hoạt động giảng của thầy nhằm tổ chức, điều khiển và lãnh đạo các hoạt động học của trò để sinh viên thực hiện đầy đủ, có chất lượng yêu cầu của môn học. Phương pháp giảng dạy của giảng viên luôn mang giá trị kép: giúp sinh viên tiếp nhận và lĩnh hội tri thức khoa học một cách có đích mặt khác trang bị cho sinh viên phương pháp, cách thức để tiếp nhận tri thức một cách có hiệu quả. Trên cơ sở đó, giải quyết tối ưu các tình huống thực tế xẩy ra trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Nghị quyết TW8 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo xác định: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả GD-ĐT; Phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý,..”. Trong đó, việc đổi mới dạy - học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học được chú trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Cốt lõi của đổi mới dạy - học là chuyển quá trình dạy của thầy sang quá trình dạy - học của cả thầy và trò, tức là thầy chuyển từ vai trò thuyết trình, giảng giải sang vai trò gợi mở, định hướng và chỉ đạo quá trình tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy - học gồm nhiều phương pháp, trong đó có phương pháp tiếp cận năng lực người học. Để hiểu nội dung phương pháp này, ta cần hiểu một số khái niệm công cụ :
+ Giáo dục định hướng phát triển năng lực được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học, đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy - học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho sinh viên năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. Dạy học định hướng phát triển năng lực được sử dụng như sau:
- Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: mục tiêu dạy học được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành; Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực; Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn,..Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức độ quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động và hành động dạy học về mặt phương pháp; Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình huống cụ thể.
- Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên môn tạo thành nền tảng chung cho công việc giáo dục và dạy học; Mức độ đối với sự phát triển năng lực có thể được xác định trong các chuẩn. Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau nên việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá nhân.
Mô hình cấu trúc năng lực trên đây có thể cụ thể hoá trong từng lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp khác nhau. Mặt khác, trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệp người ta cũng mô tả các loại năng lực khác nhau. Ví dụ: Năng lực của sinh viên sư phạm bao gồm những nhóm cơ bản sau: Năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực chẩn đoán và tư vấn, năng lực phát triển nghề nghiệp và phát triển trường học. Mô hình bốn thành phần năng lực trên phù hợp với bốn trụ cốt giáo dục theo UNESCO:
Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy, giáo dục định hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá nhân. Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ. Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này. Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới hạn trong tri thức, kỹ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát triển các lĩnh vực năng lực. Phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều quốc gia trên thế giới để chỉ những phương pháp giáo dục, theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
Để mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Như vậy, việc dùng thuật ngữ "Dạy - học theo hướng tiếp cận năng lực" để phân biệt với "Dạy - học thụ động". Lịch sử phát triển giáo dục cho thấy, trong nhà trường một thầy dạy cho một lớp đông học trò, cùng lứa tuổi và trình độ tương đối đồng đều thì giáo viên khó có điều kiện chăm lo cho từng đối tượng nên đã hình thành kiểu dạy "thông báo - đồng loạt". Giảng viên quan tâm trước hết đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền đạt cho hết nội dung quy định trong chương trình và sách giáo trình, cố gắng làm cho mọi học trò hiểu và nhớ những điều mình giảng. Hệ lụy của cách dạy này là cách học thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ, hạn chế chất lượng, hiệu quả dạy và học không đáp ứng yêu cầu phát triển năng động của xã hội hiện đại. Để khắc phục tình trạng này, các nhà sư phạm kêu gọi phải phát huy tính tích cực chủ động của người học, thực hiện "dạy học phân hóa", quan tâm đến nhu cầu, khả năng của mỗi cá nhân sinh viên.
Quá trình dạy - học người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy, lại vừa là chủ thể của hoạt động học. Thông qua hoạt động học, dưới sự chỉ đạo của thầy, người học phải tích cực, chủ động cải biến chính mình về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách,..Do đó, nếu người học không tự giác, chủ động, không có năng lực, phương pháp học tốt thì hiệu quả của việc dạy sẽ rất hạn chế. Trong phương pháp dạy học tiếp cận năng lực, người học được cuốn vào các hoạt động học tập do giảng viên gợi mở, tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giảng viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó vừa nắm được kiến thức, kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mâu sẵn có, bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Dạy theo cách này, giảng viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động. Phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho sinh viên không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy - học mà còn là một mục tiêu dạy học. Với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão của xã hội hiện nay, không thể nhồi nhét vào đầu sinh viên khối lượng kiến thức ngày càng nhiều mà phải quan tâm dạy cho sinh viên phương pháp học, năng lực nhận thức và kỹ năng xử lý các vấn đề - Đó là cẩm nang giúp các em học tập suốt đời.
Trong phức các hệ phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy - học thì cốt lõi là phương pháp tự học, khơi dậy ở sinh viên những năng lực tiềm ẩn. Nếu rèn luyện cho sinh viên có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Ngày nay, người ta nhấn mạnh hoạt động học trong qúa trình dạy - học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển năng lực ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên.
Trong một lớp học, trình độ kiến thức, khả năng lĩnh hội và xử lý thông tin của người học không giống nhau. Vì vậy, khi áp dụng phương pháp tích cực phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi các hoạt động độc lập. Áp dụng phương pháp tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hóa này càng lớn. Việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi sinh viên. Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa thầy - trò, trò - trò, trò - thầy. Thông qua hoạt động dạy - học, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học tự nâng mình lên một trình độ mới. Phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ hoặc lớp. Khi hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn; phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ, năng lực hợp tác phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trường phải chuẩn bị cho sinh viên.
Trước đây giảng viên giữ độc quyền đánh giá sinh viên. Trong phương pháp tích cực, giảng viên phải hướng dẫn sinh viên phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học, giảng viên cần tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho sinh viên. Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế.
Với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật, kiểm tra đánh giá sẽ không còn là một công việc nặng nhọc đối với giáo viên, mà lại cho nhiều thông tin kịp thời hơn để linh hoạt điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học. Khi chuyển từ phương pháp dạy - học thụ động sang dạy - học tích cực, giảng viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để sinh viên tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Để hoàn thành nhiệm vụ này, giảng viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ, nghiệp vụ sư phạm cao mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của sinh viên mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giảng viên.
Có thể so sánh đặc trưng của dạy học truyền thống và dạy học mới như sau:
2. Điều kiện áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học
Về phía giảng viên: Giảng viên phải được đào tạo đạt chuẩn để thích ứng với những thay đổi về chức năng, nhiệm vụ rất đa dạng và phức tạp của mình. Đồng thời, phải yêu nghề, tâm huyết với nghề, nhiệt tình với công cuộc đổi mới giáo dục. Giảng viên vừa phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng xử tinh tế, biết ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, biết định hướng phát triển của người học theo mục tiêu giáo dục nhưng cũng đảm bảo được sự tự do của người học trong hoạt động nhận thức.
Về phía sinh viên: Dưới sự chỉ đạo của giảng viên, sinh viên phải dần dần có được những phẩm chất và năng lực thích ứng với phương pháp dạy học tích cực như: nhận thức được mục đích học tập để có thể tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp,..
Chương trình giáo trình: Phải giảm bớt khối lượng kiến thức, tạo điều kiện cho thầy, trò tổ chức những hoạt động học tập tích cực; giảm bớt những thông tin buộc sinh viên phải thừa nhận và ghi nhớ máy móc, tăng cường các bài tập nhận thức để sinh viên tìm lời giải; giảm bớt những câu hỏi tái hiện, tăng cường loại câu hỏi phát triển trí thông minh; giảm bớt những kết luận áp đặt, tăng cường những gợi ý để sinh viên tự nghiên cứu phát triển bài học.
Thiết bị dạy học: Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu cho việc triển khai chương trình, giáo trình nói chung, đặc biệt là việc triển khai đổi mới phương pháp dạy - học hướng vào việc phát huy năng lực, hoạt động tích cực, chủ động của sinh viên. Đáp ứng yêu cầu này, phương tiện thiết bị dạy học phải tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên thực hiện các hoạt động độc lập hoặc các hoạt động nhóm. Cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục cần được đầu tư nâng cấp hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức dạy học theo hướng linh hoạt, phù hợp với dạy học cá thể, dạy học hợp tác.
Kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học tập: Đây là khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình giáo dục, khâu này thường nằm ở giai đoạn cuối cùng của một giai đoạn giáo dục và sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của sinh viên về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giảng viên và nhà trường cho bản thân sinh viên để sinh viên học tập ngày một tiến bộ hơn.
Đổi mới phương pháp dạy - học được chú trọng để đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu giáo dục nên việc kiểm tra, đánh giá phải chuyển biến mạnh theo hướng phát triển trí thông minh, sáng tạo của sinh viên, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của sinh viên trước những vấn đề nóng của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Khai thác yếu tố tích cực trong các phương pháp dạy học truyền thống: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học không có nghĩa là gạt bỏ, loại trừ, thay thế hoàn toàn các phương pháp dạy học truyền thống, hay phải "nhập nội" một số phương pháp xa lạ vào quá trình dạy học. Vấn đề là ở chỗ cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của phương pháp dạy học hiện có, đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số phương pháp dạy học mới một cách linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của sinh viên trong học tập, phù hợp với hoàn cảnh điều kiện dạy và học cụ thể.
Hiện nay, bài giảng hiện đại đang có khuynh hướng sử dụng ngày càng nhiều các phương tiện công nghệ thông tin, làm tăng sức hấp dẫn và hiệu quả. Trước đây, để minh họa nội dung bài giảng, giảng viên chỉ có thể sử dụng lời nói giàu hình tượng và gợi cảm kèm theo những cử chỉ, điệu bộ diễn tả nội tâm hoặc có thêm bộ tranh giáo khoa hỗ trợ. Ngày nay, có cả một loạt phương tiện để giáo viên lựa chọn sử dụng như: máy chiếu, băng ghi âm, băng ghi hình, đĩa CD, phần mềm máy vi tính... Tiến tới mọi giảng viên phải có khả năng soạn bài giảng trên máy vi tính được nối mạng, biết sử dụng đầu máy đa năng để thực hiện bài giảng của mình một cách sinh động, hiệu qủa, phát huy cao nhất tính tích cực học tập của sinh viên.
==================================
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ giáo viên.
2. Nguyễn Duy Bắc (2004), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dạy và học môn Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường đại học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Lê Nguyên Long (1998), Thử đi tìm phương pháp dạy học hiệu quả, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận dạy học đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. http://www.nhandan.com.vn/hanoi/tin-moi-nhan/item/25160602-%20doi-moi-giao-duc-theo-huong-tiep-can-nang-luc-nguoi-hoc.html.
Nguyễn Đức Khiêm
Cốt lõi của đổi mới dạy - học là chuyển quá trình dạy của thầy sang quá trình dạy - học của cả thầy và trò, tức là thầy chuyển từ vai trò thuyết trình, giảng giải sang vai trò gợi mở, định hướng và chỉ đạo quá trình tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy - học gồm nhiều phương pháp, trong đó có phương pháp tiếp cận năng lực người học. Để hiểu nội dung phương pháp này, ta cần hiểu một số khái niệm công cụ :
+ Giáo dục định hướng phát triển năng lực được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học, đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy - học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho sinh viên năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. Dạy học định hướng phát triển năng lực được sử dụng như sau:
- Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: mục tiêu dạy học được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành; Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực; Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn,..Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức độ quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động và hành động dạy học về mặt phương pháp; Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình huống cụ thể.
- Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên môn tạo thành nền tảng chung cho công việc giáo dục và dạy học; Mức độ đối với sự phát triển năng lực có thể được xác định trong các chuẩn. Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau nên việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá nhân.
Mô hình cấu trúc năng lực trên đây có thể cụ thể hoá trong từng lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp khác nhau. Mặt khác, trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệp người ta cũng mô tả các loại năng lực khác nhau. Ví dụ: Năng lực của sinh viên sư phạm bao gồm những nhóm cơ bản sau: Năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực chẩn đoán và tư vấn, năng lực phát triển nghề nghiệp và phát triển trường học. Mô hình bốn thành phần năng lực trên phù hợp với bốn trụ cốt giáo dục theo UNESCO:
Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy, giáo dục định hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá nhân. Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ. Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này. Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới hạn trong tri thức, kỹ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát triển các lĩnh vực năng lực. Phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều quốc gia trên thế giới để chỉ những phương pháp giáo dục, theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
Để mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Như vậy, việc dùng thuật ngữ "Dạy - học theo hướng tiếp cận năng lực" để phân biệt với "Dạy - học thụ động". Lịch sử phát triển giáo dục cho thấy, trong nhà trường một thầy dạy cho một lớp đông học trò, cùng lứa tuổi và trình độ tương đối đồng đều thì giáo viên khó có điều kiện chăm lo cho từng đối tượng nên đã hình thành kiểu dạy "thông báo - đồng loạt". Giảng viên quan tâm trước hết đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền đạt cho hết nội dung quy định trong chương trình và sách giáo trình, cố gắng làm cho mọi học trò hiểu và nhớ những điều mình giảng. Hệ lụy của cách dạy này là cách học thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ, hạn chế chất lượng, hiệu quả dạy và học không đáp ứng yêu cầu phát triển năng động của xã hội hiện đại. Để khắc phục tình trạng này, các nhà sư phạm kêu gọi phải phát huy tính tích cực chủ động của người học, thực hiện "dạy học phân hóa", quan tâm đến nhu cầu, khả năng của mỗi cá nhân sinh viên.
Quá trình dạy - học người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy, lại vừa là chủ thể của hoạt động học. Thông qua hoạt động học, dưới sự chỉ đạo của thầy, người học phải tích cực, chủ động cải biến chính mình về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách,..Do đó, nếu người học không tự giác, chủ động, không có năng lực, phương pháp học tốt thì hiệu quả của việc dạy sẽ rất hạn chế. Trong phương pháp dạy học tiếp cận năng lực, người học được cuốn vào các hoạt động học tập do giảng viên gợi mở, tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giảng viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó vừa nắm được kiến thức, kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mâu sẵn có, bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Dạy theo cách này, giảng viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động. Phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho sinh viên không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy - học mà còn là một mục tiêu dạy học. Với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão của xã hội hiện nay, không thể nhồi nhét vào đầu sinh viên khối lượng kiến thức ngày càng nhiều mà phải quan tâm dạy cho sinh viên phương pháp học, năng lực nhận thức và kỹ năng xử lý các vấn đề - Đó là cẩm nang giúp các em học tập suốt đời.
Trong phức các hệ phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy - học thì cốt lõi là phương pháp tự học, khơi dậy ở sinh viên những năng lực tiềm ẩn. Nếu rèn luyện cho sinh viên có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Ngày nay, người ta nhấn mạnh hoạt động học trong qúa trình dạy - học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển năng lực ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên.
Trong một lớp học, trình độ kiến thức, khả năng lĩnh hội và xử lý thông tin của người học không giống nhau. Vì vậy, khi áp dụng phương pháp tích cực phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi các hoạt động độc lập. Áp dụng phương pháp tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hóa này càng lớn. Việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi sinh viên. Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa thầy - trò, trò - trò, trò - thầy. Thông qua hoạt động dạy - học, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học tự nâng mình lên một trình độ mới. Phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ hoặc lớp. Khi hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn; phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ, năng lực hợp tác phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trường phải chuẩn bị cho sinh viên.
Trước đây giảng viên giữ độc quyền đánh giá sinh viên. Trong phương pháp tích cực, giảng viên phải hướng dẫn sinh viên phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học, giảng viên cần tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho sinh viên. Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế.
Với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật, kiểm tra đánh giá sẽ không còn là một công việc nặng nhọc đối với giáo viên, mà lại cho nhiều thông tin kịp thời hơn để linh hoạt điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học. Khi chuyển từ phương pháp dạy - học thụ động sang dạy - học tích cực, giảng viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để sinh viên tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Để hoàn thành nhiệm vụ này, giảng viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ, nghiệp vụ sư phạm cao mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của sinh viên mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giảng viên.
Có thể so sánh đặc trưng của dạy học truyền thống và dạy học mới như sau:
Dạy học truyền thống | Các mô hình dạy học mới | |
Quan niệm | Học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng, tư tưởng, tình cảm. | Học là qúa trình kiến tạo; sinh viên tự tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin,..tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. |
Bản chất | Truyền thụ tri thức, truyền thụ và chứng minh chân lí của giáo viên. | Tổ chức hoạt động nhận thức cho sinh viên. Dạy sinh viên cách tìm ra chân lí. |
Mục tiêu | Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Học để đối phó với thi cử. Sau khi thi xong những điều đã học thường bị bỏ quên hoặc ít dùng đến. | Chú trọng hình thành các năng lực (sáng tạo, hợp tác,..) dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân sinh viên và cho sự phát triển xã hội. |
Nội dung | Từ giáo trình + giáo viên | Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK, GV, các tài liệu khoa học phù hợp, thí nghiệm, bảo tàng, thực tế,..gắn với: |
- Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của người học. | ||
- Tình huống thực tế, bối cảnh và môi trường địa phương | ||
- Những vấn đề sinh viên quan tâm. | ||
Phương pháp | Các phương pháp diễn giảng, truyền thụ kiến thức một chiều. | Các phương pháp tìm tòi, điều tra, giải quyết vấn đề; dạy học tương tác. |
Hình thức tổ chức | Cố định: Giới hạn trong 4 bức tường của lớp học, giáo viên đối diện với cả lớp. | Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở phòng thí nghiệm, ở hiện trường, trong thực tế…, học cá nhân, học đôi bạn, học theo cả nhóm, cả lớp đối diện với giáo viên. |
Về phía giảng viên: Giảng viên phải được đào tạo đạt chuẩn để thích ứng với những thay đổi về chức năng, nhiệm vụ rất đa dạng và phức tạp của mình. Đồng thời, phải yêu nghề, tâm huyết với nghề, nhiệt tình với công cuộc đổi mới giáo dục. Giảng viên vừa phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng xử tinh tế, biết ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, biết định hướng phát triển của người học theo mục tiêu giáo dục nhưng cũng đảm bảo được sự tự do của người học trong hoạt động nhận thức.
Về phía sinh viên: Dưới sự chỉ đạo của giảng viên, sinh viên phải dần dần có được những phẩm chất và năng lực thích ứng với phương pháp dạy học tích cực như: nhận thức được mục đích học tập để có thể tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp,..
Chương trình giáo trình: Phải giảm bớt khối lượng kiến thức, tạo điều kiện cho thầy, trò tổ chức những hoạt động học tập tích cực; giảm bớt những thông tin buộc sinh viên phải thừa nhận và ghi nhớ máy móc, tăng cường các bài tập nhận thức để sinh viên tìm lời giải; giảm bớt những câu hỏi tái hiện, tăng cường loại câu hỏi phát triển trí thông minh; giảm bớt những kết luận áp đặt, tăng cường những gợi ý để sinh viên tự nghiên cứu phát triển bài học.
Thiết bị dạy học: Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu cho việc triển khai chương trình, giáo trình nói chung, đặc biệt là việc triển khai đổi mới phương pháp dạy - học hướng vào việc phát huy năng lực, hoạt động tích cực, chủ động của sinh viên. Đáp ứng yêu cầu này, phương tiện thiết bị dạy học phải tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên thực hiện các hoạt động độc lập hoặc các hoạt động nhóm. Cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục cần được đầu tư nâng cấp hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức dạy học theo hướng linh hoạt, phù hợp với dạy học cá thể, dạy học hợp tác.
Kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học tập: Đây là khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình giáo dục, khâu này thường nằm ở giai đoạn cuối cùng của một giai đoạn giáo dục và sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của sinh viên về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giảng viên và nhà trường cho bản thân sinh viên để sinh viên học tập ngày một tiến bộ hơn.
Đổi mới phương pháp dạy - học được chú trọng để đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu giáo dục nên việc kiểm tra, đánh giá phải chuyển biến mạnh theo hướng phát triển trí thông minh, sáng tạo của sinh viên, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của sinh viên trước những vấn đề nóng của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Khai thác yếu tố tích cực trong các phương pháp dạy học truyền thống: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học không có nghĩa là gạt bỏ, loại trừ, thay thế hoàn toàn các phương pháp dạy học truyền thống, hay phải "nhập nội" một số phương pháp xa lạ vào quá trình dạy học. Vấn đề là ở chỗ cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của phương pháp dạy học hiện có, đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số phương pháp dạy học mới một cách linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của sinh viên trong học tập, phù hợp với hoàn cảnh điều kiện dạy và học cụ thể.
Hiện nay, bài giảng hiện đại đang có khuynh hướng sử dụng ngày càng nhiều các phương tiện công nghệ thông tin, làm tăng sức hấp dẫn và hiệu quả. Trước đây, để minh họa nội dung bài giảng, giảng viên chỉ có thể sử dụng lời nói giàu hình tượng và gợi cảm kèm theo những cử chỉ, điệu bộ diễn tả nội tâm hoặc có thêm bộ tranh giáo khoa hỗ trợ. Ngày nay, có cả một loạt phương tiện để giáo viên lựa chọn sử dụng như: máy chiếu, băng ghi âm, băng ghi hình, đĩa CD, phần mềm máy vi tính... Tiến tới mọi giảng viên phải có khả năng soạn bài giảng trên máy vi tính được nối mạng, biết sử dụng đầu máy đa năng để thực hiện bài giảng của mình một cách sinh động, hiệu qủa, phát huy cao nhất tính tích cực học tập của sinh viên.
==================================
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ giáo viên.
2. Nguyễn Duy Bắc (2004), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dạy và học môn Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường đại học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Lê Nguyên Long (1998), Thử đi tìm phương pháp dạy học hiệu quả, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận dạy học đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. http://www.nhandan.com.vn/hanoi/tin-moi-nhan/item/25160602-%20doi-moi-giao-duc-theo-huong-tiep-can-nang-luc-nguoi-hoc.html.
Nguyễn Đức Khiêm