Trang nhất » Khoa - Tổ » Tổ Lý luận Chính trị » Bài viết - trao đổi - thảo luận

Cán bộ, giảng viên trường cao đẳng vĩnh phúc rèn luyện phẩm chất, năng lực nhà giáo theotư tưởng hồ chí minh)

Thứ sáu - 11/09/2015 15:08
Cán bộ, giảng viên trường cao đẳng vĩnh phúc rèn luyện phẩm chất, năng lực nhà giáo theotư tưởng hồ chí minh)

Cán bộ, giảng viên trường cao đẳng vĩnh phúc rèn luyện phẩm chất, năng lực nhà giáo theotư tưởng hồ chí minh)

Trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29 - NQ/TW đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi phải tiếp tục xây dựng đội ngũ nhà giáo có đức, có tài, nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới


Trước tình hình ấy, việc nghiên cứu, quán triệt và thực hiện đúng đắn những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí minh về rèn luyện phẩm chất, năng lực của đội ngũ nhà giáo càng quan trọng.
Nhà giáo dục học vĩ đại Cô-men-xki đã từng nói: “Dưới ánh mặt trời, không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục... không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế - văn hoá”. Trong thời kỳ hội nhập, những vấn đề về chất lượng giáo dục, đạo đức người giáo viên... đang đặt ra những vấn đề cần suy nghĩ. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục.
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Người luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho đội ngũ giáo viên và những người làm công tác giáo dục. Trong tư tưởng của Người, chúng ta luôn tìm thấy những trăn trở, những yêu cầu, những lời dặn dò và kỳ vọng to lớn đối với việc xây dựng đội ngũ những người thầy trong xã hội.
Người đã khẳng định: ‘‘Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ vẻ vang ấy, theo Người, mỗi nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức của người giáo viên.
 Để rèn luyện đạo đức, Người luôn nhắc nhở các nhà giáo phải thanh liêm, trung thực, biết đặt lợi ích của đất nước, của nhà trường lên trên lợi ích cá nhân. ‘‘Cô giáo, thầy giáo trong chế độ ta cần phải góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và ‘‘Thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho”.
Trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nhà giáo, Người hết sức coi trọng việc xây dựng tình đoàn kết. Người dặn dò: ‘‘Trước hết là phải đoàn kết. Đoàn kết thật sự, giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa trò và trò, giữa cán bộ và công nhân. Toàn thể nhà trường phải đoàn kết thành một khối, đoàn kết phải thật sự trăm phần trăm chứ không phải chỉ là đoàn kết miệng”.
Yêu nghề, yêu trò là phẩm chất, là yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với mỗi nhà giáo. Bởi đây là cơ sở, là động lực thôi thúc trách nhiệm và nhiệt huyết để mỗi nhà giáo phấn đấu hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của mình. Đó là cái tâm trong sáng và cao thượng của các nhà giáo. Mỗi cô giáo, thầy giáo yêu nghề, yêu trò sâu sắc thì mới có thể trở thành nhà giáo tốt, nhà giáo mẫu mực được xã hội tôn vinh và kính trọng. Người căn dặn: ‘‘Thầy cũng như trò, cán bộ cũng như nhân viên, phải thật thà yêu nghề mình. Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản?”. Yêu trò - là tất cả là vì sự tiến bộ của trò, “Phải thương yêu các cháu như con em ruột thịt của mình. Cháu nào cũng là con em đại gia đình ta, cũng là do Đảng và Chính phủ giao cho các cô, các chú nuôi dạy”. Yêu nghề, yêu trò còn thể hiện trong cách quan tâm, chăm lo, tổ chức tốt đời sống vật chất, tinh thần trong trường. Bác dặn: “Các cô, các chú, các cháu phải cùng nhau tổ chức và quản lý đời sống vật chất và tinh thần ở các trường học ngày một tốt hơn, tăng cường bảo đảm sức khỏe và an toàn”.
Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc là trường có uy tín trong Tỉnh, nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường là đào tạo, bồi dưỡng cho tỉnh Vĩnh Phúc giáo viên thuộc các ngành học Mầm non, Tiểu học, THCS.Trong sự nghiệp đào tạo của mình, nhà trường luôn xác định mục tiêu đào tạo ra những cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên” phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Học tập tư tưởng của Người, tập thể trường Cao đẳng Vĩnh Phúc luôn đoàn kết, gắn bó, nêu cao tinh thần trách nhiệm, rèn luyện đạo đức nhà giáo; xây dựng trường học kỷ cương, văn hóa, nhà giáo nhân văn, sáng tạo; thi đua dạy tốt - học tốt, tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Đặc biệt trong việc thực hiện Nghị quyết 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đòi hỏi mỗi giảng viên của nhà trường phải tích cực đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học, tăng cường hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu.
Các hoạt động chuyên môn sâu như các hội thi giảng viên giỏi, sinh viên giỏi, tham gia thi giảng viên giỏi các cấp, cuộc thi Olympic Toán học, Vật lý cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng toàn quốc được nhà trường thực hiện tốt, nhằm học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực trong dạy và học, trong 5 năm đoàn sinh viên nhà trường tham dự các kỳ thi Olympic Toán, Lý các trường Đại học và Cao đẳng toàn quốc đạt 26 giải, đứng đầu các trường cao đẳng có sinh viên dự thi với 3 giải nhất, 4 giải nhì, 11 giải ba, 8 giải khuyến khích, năm 2012 tham dự thi giảng viên giỏi tỉnh đạt 01 giải nhất, 02 giải nhì, 01 giải ba toàn quốc.
Kết quả đào tạo đại trà ổn định và tăng so với nhiệm kỳ trước, bình quân 5 năm xuất sắc đạt 0,22%, giỏi đạt 14,9%, khá đạt 35.7%, trung bình khá đạt 32.8%, còn lại là trung bình, yếu; tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường hàng năm đạt 99,8% chất lượng cao hơn bình quân của nhiệm kỳ trước. Hầu hết sinh viên ra trường đảm nhận được công việc ở trường phổ thông, nhiều em đã được bổ nhiệm các vị trí quản lý nhà trường, là giáo viên giỏi các cấp. 
Công tác nghiên cứu khoa học được Đảng ủy nhà trường rất chú trọng, trong 5 năm có 03 đề tài cấp tỉnh, 13 đề tài cấp trường, 5 đề tài cấp khoa, 78 tập bài giảng được triển khai thực hiện và nghiệm thu, được đánh giá cao và xếp loại khá, tốt, đã được ứng dụng vào công tác quản lý, giảng dạy và học tập đạt hiệu quả. Ngoài ra các hoạt động Hợp tác quốc tế được Đảng ủy nhà trường lãnh đạo triển khai bước đầu có kết quả. Trường đã phối hợp tiếp nhận và sử dụng hiệu quả tình nguyện viên tiếng Anh chương trình Fullbright, đào tạo tiếng Việt cho lưu học sinh Lào, trao đổi thực tập sinh tiếng Anh với đại học Southern Louzon của Philippin,...
Trong 19 năm xây dựng và trưởng thành, hàng ngàn sinh viên được nhà trường đào tạo đã đến công tác ở các địa bàn trong và ngoài tỉnh. Những cống hiến thầm lặng của các thầy cô giáo đã tạo được niềm tin của xã hội, khẳng định được chất lượng đào tạo và uy tín của nhà trường.
 
                                                       Th.s Phạm Thị Duyên ( Tổ trưởng LLCT)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a







 

Bộ đếm

Đang truy cậpĐang truy cập : 28

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 27


Hôm nayHôm nay : 4358

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 18820

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 5089360

Văn bản chỉ đạo các cấp

Văn bản học tập chính trị
Học chế tín chỉ
Danh sách giảng viên cơ hữu
DANH SÁCH THÍ SINH ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN SINH CAO ĐẲNG 2015
Thông báo tuyển sinh
Chuan dau ra cac nganh
Bo ngoai giao
vinades