Công đoàn trường Cao đẳng Vĩnh Phúc tổ chức cho cán bộ viên chức dâng hương đầu năm.

Công đoàn trường Cao đẳng Vĩnh Phúc tổ chức cho cán bộ viên chức dâng hương đầu năm.
Hội du xuân năm 2016, được sự đồng ý của Đảng ủy, Ban giám hiệu, Công đoàn đã phối hợp với các phòng chức năng tổ chức cho cán bộ, giảng viên và nhân viên trường Cao đẳng Vĩnh Phúc thăm quan dâng hương tại chùa Tây Phương, chùa Thầy, đền Và- Thành phố Hà nội vào ngày mùng 6 tết- 13/2/2016
Ngày xuân đi vãn cảnh chùa cầu phúc – lộc – may mắn… là nét văn hoá truyền thống rất đẹp của người Việt Nam. Những ngôi chùa có cảnh quan đẹp cổ kính và linh thiêng luôn được nhiều người lựa chọn cho ngày khởi hành đầu năm của mình
Với ý nghiã đó, Hội du xuân năm 2016, được sự đồng ý của Đảng ủy, Ban giám hiệu, Công đoàn đã phối hợp với các phòng chức năng tổ chức cho cán bộ, giảng viên và nhân viên trường Cao đẳng Vĩnh Phúc thăm quan du lịch tại chùa Tây Phương, chùa Thầy, đền Và- Thành phố Hà nội vào ngày mùng 6 tết- 13/2/2016
Tổ chức du xuân, đi vãn cảnh chùa cầu phúc – lộc – may mắn là một trong các hoạt động thường niên của Công đoàn trường Cao đẳng Vĩnh Phúc. Hoạt động này không chỉ động viên tinh thần cán bộ viên chức mà còn giúp anh chị em hiểu thêm về lịch sử văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc mình.
Khởi hành từ 6h 30 phút sáng, địa điểm đoan du xuân tới đầu tiên là Chùa Tây Phương. Chùa Tây Phương- danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội, một ngôi chùa mang giá trị nghệ thuật điêu khắc độc đáo và là nơi lưu trữ nhiều pho tượng Phật có giá trị. Chùa có tên chữ là Sùng Phúc tự, nằm trong một khu vực có cảnh trí thanh tao, trên đỉnh đồi Câu Lậu ở xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất.
Theo những tài liệu sử cũ còn ghi lại, núi chùa Tây Phương tên cổ gọi là núi Ngưu Lĩnh. Theo truyền thuyết phong thủy, thềm núi Ba Vì về phía Nam có dãy núi đất chạy xuống huyện Quốc Oai tựa như đàn trâu, có một quả núi như quay lại đón nước sông Tích phát nguyên từ các dòng suối Ba Vì chảy xuống quả núi đó được gọi Ngưu Lĩnh sơn (núi con Trâu)- chính là núi chùa Tây Phương ngày nay. Chính vì thế, chùa Tây Phương hiện nay với kiểu kiến trúc cổ Việt Nam mang dáng dấp “thượng sơn lâu đài, hạ sơn lưu thủy”, là nơi địa linh của non sông đất nước ta.
Về lịch sử, theo nhiều tài liệu, Chùa Tây Phương được xây dựng từ lâu đời nhưng chùa do ai làm và làm từ bao giờ thì đến nay chưa xác minh được. Theo thời gian và do chiến tranh tàn phá, chùa đã nhiều lần được trùng tu vào các thế kỷ XVI, XVII, XVIII với các dấu mốc được ghi lại cho tới ngày nay. Năm 1554, chùa được xây lại trên nền cũ. Năm 1632, chùa xây dựng thượng điện 3 gian và hậu cung cùng hành lang 20 gian. Năm 1660, Tây Đô Vương Trịnh Tạc cho xây lại chùa mới. Đến năm 1794 dưới thời nhà Tây Sơn, chùa lại được đại tu hoàn toàn với tên mới là “Tây Phương Cổ Tự” đồng thời cho đúc một quả chuông nặng 200kg. Trong chiến tranh chống Pháp, chùa bị hư hỏng nặng và được các cơ quan chức năng tiến hành trùng tu. Khi tiến hành thi công dỡ ba ngôi chùa, người ta phát hiện thấy trên nóc giữa các ngôi chùa có những dòng chữ đục chìm vào gỗ, ghi lại niên đại làm chùa. Ở nóc ngôi chùa Thượng ghi: “Năm Giáp Dần quý đông tạo” nghĩa là năm Giáp Dần tháng 12 làm chùa. Ở nóc ngôi chùa Trung ghi “Giáp Dần quý đông cát nhật, Canh Tý mạnh thu cát nhật tu lý” nghĩa là năm Giáp Dần tháng 12 ngày tốt làm chùa, Năm Canh Tý tháng 7 ngày tốt tu sửa chùa. Ở nóc ngôi chùa Hạ ghi “Canh Tý trọng thu cát nhật tu lý” nghĩa là năm Canh Tý tháng 8 ngày tốt tu sửa chùa.
Từ chân núi để lên tới cổng chùa chính phải qua 239 bậc đá ong. Chùa gồm ba nếp nhà song song được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ Tam gồm Chùa Hạ, chùa Trung, Chùa Thượng, tạo thành một quần thể uy nghi vững trãi. Mái chùa được lợp hai lớp ngói và trạm trổ tinh tế. Tường xây bằng gạch Bát Tràng nung đỏ để trần, kết hợp hài hòa với màu sắc của gỗ đá trong khuôn viên chùa. Các hình khối kiến trúc cộng với những đường nét chạm sắc tinh tế, tỉ mỉ đã tạo cho ngôi chùa thành một tổng thể hài hòa và hoàn mỹ.
Chùa Tây Phương còn là nơi tập trung nhiều pho tượng Phật đựơc coi là những kiệt tác hiếm có của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Theo một số tài liệu lịch sử, nguồn gốc ra đời của những pho tượng Phật trong chùa Tây Phương chính là hiện thực cuộc sống nghèo nàn khổ cực và nạn đói mà nhân dân phải chịu ở thế kỷ 18. Chùa có 72 pho tượng được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng trong đó 18 pho tượng thuộc nhóm La Hán chính là hình tượng đã được các nghệ nhân điêu khắc mượn sự tích tu hành của các vị đệ tử Phật nhằm mô tả những con người sống trong xã hội đương thời. Dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân dân gian, các pho tượng hiện ra mỗi người một vẻ, một phong cách khác nhau với những đường nét, hình khối,dáng điệu vô cùng sinh động. Mỗi pho tượng ở đây có sự hài hòa nội tâm và ngoại hình, mang biểu tượng một nỗi đau khôn nguôi của con người: buồn vui lẫn lộn, suy tưởng, giả say, thiếu ngủ…. Nét mặt khắc khổ từ bi, từng nếp nhăn trên vầng trán, từng mạch máu đường gân thớ thịt, khớp xương, đôi môi, con mắt đến trang phục xiêm y đều được bàn tay nghệ nhân khắc họa diệu kỳ. Chẳng thế mà thi sĩ Huy Cận, nhân khi về thăm Chùa đã sáng tác nên áng thơ nổi tiếng “Các vị La Hán Chùa Tây Phương”:
Hệ thống tượng ở chùa Tây Phương gồm bộ tượng Tam Thế Phật, bộ tượng Di-đà Tam Tôn, tượng Tuyết Sơn, Đức Phật Di lặc, tượng Văn Thù Bồ Tát, tượng Phổ Hiền Bồ Tát, tượng Bát Bộ Kim Cương và 16 pho tượng Tổ. Pho tượng Tuyết Sơn thường được du khách đặc biệt chú ý vì đây là pho tượng miêu tả đức Phật thích ca trong thời kì khổ hạnh “đây vị xương trần chân với tay”, một pho tượng tĩnh lặng chìm trong suy tưởng.
Chùa Tây Phương là địa chỉ thăm quan hàng năm của rất nhiều Phật tử và khách vãng lai trên mọi miền Tổ quốc, trong đó đông đảo nhất phải kể tới dịp Hội Xuân. Hội chùa Tây Phương bắt đầu từ mồng 6 đến mồng 10 tháng 3 Âm lịch. Ca dao xưa còn ghi lại cảnh nô nức đến chùa:
Vào dịp này, người dân Thạch Xá nơi có phương múa rối nước từ lâu đời thường tổ chức biểu diễn để phục vụ khách dự hội. Trải qua bao biến đổi của lịch sử, tượng La Hán, Kim Cương chùa Tây Phương đã để lại trong lòng mỗi du khách những ấn tượng sâu đậm về nền nghệ thuật cổ Việt Nam. Với giá trị độc đáo về mặt nghệ thuật kiến trúc và Phật học, chùa Tây Phương đã được Bộ Văn Hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia từ năm 1962.
Vào buổi chiều cùng ngày, tạm biệt chùa Tây Phương, đoàn du xuân đã tới dâng hương tại chùa Thầy. Chùa Thầy là một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Đinh. Đây từng là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật Tích.
Cùng với chùa Tây Phương và Chùa Hương, Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Hà Nội. Nếu như Chùa Láng gắn liền với giai đoạn đầu của cuộc đời Từ Đạo Hạnh, thì chùa Thầy lại chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi này.
Ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa: chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự). Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông. Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Sân có hàm rồng.
 
Đền Và là địa điểm thăm quan thứ ba của đoàn trường Cao đẳng Vĩnh Phúc. Đền Và ở thôn Vân Gia (nguyên đọc theo âm chữ Hán là Vân Già, 雲遮), phường Trung Hưng, thị xã Sơn TâyHà Nội, còn gọi là Đông Cungtrong hệ thống tứ cung của xứ Đoài (Bắc Cung thuộc xã Tam Hồng, huyện Vĩnh LạcVĩnh Phúc; Nam Cung thuộc xã Tản Lĩnh, Tây Cung thuộc xã Minh Quang, huyện Ba VìHà Nội) thờ thần núi Tản Viên, vị thần đứng đầu trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đền được Nhà nước Việt Nam xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia năm 1964.
theo bia "Vân Già đông trấn cung ký" ( ) dựng ở đầu hồi hai bên nhà tiền tế ở đền năm Tự Đức thứ 36 (1883) thì đền Và đã có từ thời Việt Nam đang thuộc ách đô hộ của nhà Đường, lúc ấy đền là khu thờ nhỏ nhưng rất linh ứng.[1] Ngôi đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, trong đó có lần trùng tu lớn vào năm 1884. Sự mở rộng quy mô của đền gắn với sự thành lập và phát triển của tỉnh Sơn Tây thời Pháp thuộc. Sau khi tỉnh này được lập ra năm 1831 (Minh Mạng thứ 12), tỉnh lỵ là nơi tập trung nhiều quan chức, thương gia chỉ cách đền Và khoảng 2 km nên để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, những người này cùng với dân quanh vùng đã hưng công để xây dựng thêm nhà tiền tế 5 gian. Trước đó, nhà tiền tế đã có nhưng quy mô nhỏ. Cho đến nay, nhà tiền tế đã trải qua 3 lần tu sửa lớn: tu tạo năm 1829 (Minh Mạng thứ 10), đại tạo năm 1902 (Thành Thái thứ 14) và lại tu tạo năm 1932 (Bảo Đại thứ 7). Dựa theo văn tự chữ Hán khắc ở cột thì hậu cung như hiện nay được làm vào các năm 1915-1919.[1] 
( Đinh Thị Tuyết- Thuyết minh về chùa trích từ Bách khoa toàn thư mở)